Làng Việt cổ: Làng khoa bảng

Wednesday, May 15, 2013



Làng khoa bảng là làng của các cộng đồng dân cư người Việt ở nông thôn (chủ yếu ở vùng châu thổ Bắc bộ) có nhiều người đỗ đạt cao qua các kỳ thi của Nhà nước phong kiến. Trên vùng châu thổ Bắc bộ, hiện có 23 làng khoa bảng tiêu biểu, là những làng có từ 10 người trở lên đỗ đại khoa (từ Phó bảng trở lên). Trong đó:

Thành phố Hà Nội có 7 làng:
  1. làng Đông Ngạc, Từ Liêm (20 người);
  2. làng Tả Thanh Oai, Thanh Trì (12 người);
  3. Hạ Yên Quyết, Từ Liêm (11 người);
  4. Nguyệt Áng, Thanh Trì (11 người);
  5. Phú Thị, Gia Lâm (10 người);
  6. Thượng Yên Quyết, Từ Liêm (10 người);
  7. Chi Nê, Chương Mỹ (10 người)

Tỉnh Bắc Ninh có 6 làng:
  1. Kim Đôi, Kim Chân, Bắc Ninh (21 người);
  2. Tam Sơn, Từ Sơn (17 người);
  3. Nội Duệ, Tiên Du (13 người);
  4. Hương Mạc, Từ Sơn (11 người);
  5. Vĩnh Kiều, Từ Sơn (10 người);
  6. Vọng Nguyệt, Tam Giang, Yên Phong (10 người);

Tỉnh Hưng Yên có 3 làng:
  1. Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang (11 người);
  2. Lạc Đạo, Văn Lâm (11 người);
  3. Thổ Hoàng, Ân Thi (10 người);

Tỉnh Hải Dương có 2 làng:
  1. Mộ Trạch, Bình Giang (34 người);
  2. Nhân Lý, Nam Sách (11 người);

Tỉnh Thanh Hóa có 2 làng:
  1. Cổ Đôi, Nông Cống (11 người);
  2. Nguyệt Viên, Hoằng Quang, Hoằng Hóa (11 người);

Tỉnh Vĩnh Phúc 1 làng:
  1. Quan Tử, Sơn Đông, Lập Thạch (12 người);

Tỉnh Bắc Giang có 1 làng:
  1. Yên Ninh, Việt Yên (10 người);

Tỉnh Hà Tĩnh có 1 làng:
  1. Đông Thái, Tủng Ảnh, Đức Thọ (10 người).

Số người đỗ đại khoa tại các Làng khoa bảng phân theo học vị được thống kê trong bảng sau:

TT
Làng
Số người đỗ
Chia ra
Trạng nguyên
Bảng nhãn
Thám hoa
Hoàng giáp
Tam giáp
Phó bảng
1
Mộ Trạch (Hải Dương
34
1
-
-
10
23
-
2
Kim Đôi (Bắc Ninh)
21
-
1
-
3
17
-
3
Đông Ngạc (Hà Nội)
20
-
1
-
2
15
2
4
Tam Sơn (Bắc Ninh)
17
2
1
1
3
9
1
5
Nội Duệ (Bắc Ninh)
13
-
1
1
3
8
-
6
Tả Thanh Oai (Hà Nội)
12
-
-
-
3
9
-
7
Quan Tử (Vĩnh Phú)
12
-
-
-
3
9
-
8
Nguyệt Áng (Hà Nội)
11
1
-
1
-
9
-
9
Hương Mạc (Bắc Ninh)
11
1
-
-
4
6
-
10
Lạc Đạo (Hưng Yên)
11
1
-
-
2
8
0
11
Nhân Lý (Hải Dương)
11
-
1
-
2
8

12
Cổ Đôi (Thanh Hóa)
11
-
-
1
1
9
-
13
Hạ Yên Quyết (Hà Nội)
11
-
-
-
2
8
1
14
Xuân Cầu (Hưng Yên)
11
-
-
-
1
8
2
15
Nguyệt Viên (Thanh Hóa)
11
-
-


8
3
16
Vọng Nguyệt (Bắc Ninh)
10
-
1
-
2
6
1
17
Yên Ninh (Bắc Giang)
10
-
-
2
2
6
-
18
Chi Nê (Hà Nội)
10
-
-
2
2
6
-
19
Vĩnh Kiều (Bắc Ninh)
10
-
-
2
-
8

20
Thượng Yên Quyết (Hà Nội)
10
-
-
-
2
8
-
21
Thổ Hoàng (Hưng Yên)
10
-
-
-
2
8
-
22
Phú Thị (Hà Nội)
10
-
-


10
-
23
Đông Thái (Hà Tĩnh)
10
-
-
-
-
7
3

Cộng
297
6
6
10
49
213
13
Bảng trên cho thấy, làng Mộ Trạch, Bình Giang, Hải Dương là làng có số người đỗ đại khoa cao nhất.
Làng Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh là làng có người đỗ cả Trạng nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa.

Nét nổi bật của số người đỗ đại khoa tại các Làng khoa bảng là:
  • Có một số lượng đông đảo những người đỗ đại khoa thuộc thế hệ kế tiếp nhau;
  • Ở một số làng, những người này tập trung trong các gia đình khoa bảng hoặc các dòng họ khoa bảng như họ Vũ tại Mộ Trạch, họ Nguyễn tại Vĩnh Kiều, Kim Đôi, họ Ngô, họ Nguyễn tại Tam Sơn, họ Dương tại Lạc Đạo…

Tại các Làng khoa bảng, ngoài các nét chung của làng Việt có một số nét riêng hay các điều kiện riêng:
  • Hầu hết các Làng khoa bảng là các làng có cơ sở kinh tế khá. Đây là các làng có bình quân sở hữu ruộng đất cao; đồng ruộng thuận lợi cho việc canh tác. Một số làng có nghề thủ công phát triển, hoặc có vị trí thuận lợi cho việc phát triển thương mại.
  • Có chế độ khuyến khích, coi trọng việc học tập, đặc biệt là người đỗ đạt.
  • Đều có quan niệm và tin rằng: làng có nhiều người đỗ đạt là do thế đất của làng hoặc của đình, chùa làng...
Một số làng chỉ trong thời gian ngắn có nhiều người đỗ đại khoa, nhưng sau đó không còn người đỗ nữa. Ví dụ như
làng Quan Tử, Sơn Đông, Lập Thạch, Vĩnh Phú, từ năm 1453-1505 có 11 tiến sỹ, đến năm 1541 có thêm một người nữa, rồi sau đó mất hẳn.
Làng Phú Thị, Gia Lâm Hà Nội có 10 người đỗ, thì chỉ tập trung trong giai đoạn từ năm 1703-1779.

Việc tiếp nối hay đứt đoạn truyền thống khoa bảng chắc chắn phụ thuộc phần lớn vào các điều kiện nêu trên có được duy trì và phát huy trong quá trình phát triển của xã hội hay không.

Làng khoa bảng chính là biểu tượng cho tinh thần trọng sự học, một dáng nét của truyền thống văn hiến Việt Nam. Việc nghiên cứu, tìm hiều về Làng khoa bảng Việt Nam hiện nay mới chỉ bắt đầu.


1 nhận xét:

Ava said...[Reply]

Loved reading this thhanks

Post a Comment