Kỷ niệm 100 năm Năm sinh Nhà Cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu (1912 - 2012)

Friday, March 9, 2012


Kỷ niệm 100 năm Năm sinh Nhà Cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu (1912-2012)




Hoạt động kỉ niệm:
  1. Tại Hưng Yên
  2. Tại Sơn La
  3. Tại Tp Hải Phòng


Các bài viết đăng lại tại Blog Làng Xuân Cầu:
  1. Tô Hiệu - người cộng sản kiên trung, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc - Hà Trang, 08/03/2012, Tạp chí Cộng Sản.
  2. Tinh thần chiến sĩ cách mạng Tô Hiệu mãi tỏa sáng - Hồng Phúc (tổng hợp), 08/03/2012, Tạp chí Xây dựng Đảng.
  3. Mãi tỏa sáng "Tinh thần Tô Hiệu" - Đức Tuấn, 07/03/2012, Báo Nhân Dân điện tử.
  4. Sáng mãi tinh thần Tô Hiệu - Vũ Văn Toàn, 07/03/2012, Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Hưng Yên.
  5. Chuyện bên cây đào Tô Hiệu - Đức Tuấn, 31/01/2012, Báo Nhân Dân điện tử.
  6. Trọn một đời vì nước vì dân - Quang Minh, 01/03/2012, Báo lao động điện tử.
  7. ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 100 NĂM NĂM SINH NHÀ CÁCH MẠNG, LIỆT SỸ TÔ HIỆU (1912 - 2012) - BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY HƯNG YÊN , 06/03/2012, Báo điện tử Hưng Yên.
  8. Họ Tô ở Xuân Cầu phát huy truyền thống cách mạng - Mạnh Khởi, 06/03/2012, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
  9. Đồng chí Tô Hiệu – một người cộng sản, một người thầy - Nội san Số 1/2012, Trường Chính Trị Tô Hiệu Thành Phố Hải Phòng.
  10. Người anh của những xóm thợ - Đoàn Trường Sơn, Nội san Số 1/2012, Trường Chính Trị Tô Hiệu Thành Phố Hải Phòng.
  11. Cảm nhận một chuyến đi - Trần Thị Bích Hằng, Nội san Số 1/2012, Trường Chính Trị Tô Hiệu Thành Phố Hải Phòng.
  12. Tô Hiệu – Nhà cách mạng tiêu biểu, người cộng sản kiên trung - Hữu Tính, 28/02/2012, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
  13. Đổi thay trên vùng quê cách mạng - Minh Huệ, 26/03/2012, Báo điện tử Hưng Yên.


Các bài viết trên mạng:
  1. Chuyên trang Kỷ niệm 100 năm Năm sinh Nhà Cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu - Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Hưng Yên
  2. Kế hoạch số 14-KH/BTGTU ngày 27/2/2012 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về việc tuyên truyền kỷ niệm 100 năm Năm sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 - 2012) - 01/03/2012, Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Hưng Yên
  3. Tích cực chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh các đồng chí Tô Hiệu và Lê Văn Lương - 23/02/2012, Trang thông tin điện tử Hội Nông dân tỉnh Hưng Yên.
  4. Trọn một đời vì nước vì dân - Hữu Tính, 02/03/2012, Báo Lao Động.
  5. Dâng hương tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu tại Sơn La - Đức Toản - Đào Doan, 05/03/2012, Báo điện tử Hưng Yên.
  6. Thăm nhà tù Sơn La - Đức Toản, 06/03/2012, Báo điện tử Hưng Yên.
  7. Một lần thăm di tích nhà tù Sơn La - Nguyễn Sản, 10/03/2012, Báo Phú Thọ.
  8. Bài phát biểu của thanh niên - .


Trang thơ:
  1. Mấy vần thơ quê hương
  2. Mối tình Tô Hiệu - Vân Tường
  3. Nhân dân Xuân Cầu với liệt sỹ Tô Hiệu
  4. Nhà thơ Tạ Hữu Yên: Đưa cây đào Tô Hiệu vào thơ
  5. Cây đào Tô Hiệu - Lâm Xuân Vi, 07/02/2012, Báo Nhân Dân Cuối tuần
  6. Tô Hiệu; Bãi Sậy - Đàm Văn Quả, Thi Viện
  7. Ánh Dương - vankiemp, 24/10/2011, Thi Viện


Loạt bài về "Cây đào Tô Hiệu":
  1. Cây đào TÔ HIỆU do ai trồng ? - Nguyên Khôi, 19/04/2012.
  2. Cây đào Tô Hiệu giữa huyền thoại và sự thật - Lại Nguyên Ân, 09/03/2012.
  3. Nhân chuyện "cây đào Tô Hiệu", bàn về hư cấu trong truyện lịch sử - Nhà văn Nguyên Xuân Hưng, 30/03/2012.
  4. Chìm nổi Hoàng Công Khanh - Vân Long, 08/03/2012.
  5. Thêm tư liệu về Cây đào Tô Hiệu - Lại Nguyên Ân, 05/03/2012. Có bài "Đào Cộng Sản" của Nguyễn Tuân.
  6. Nguyễn Công Hoan từng phản biện về Cây Đào Tô Hiệu - Lại Nguyên Ân, 01/03/2012.
  7. Cây đào của Người Tù Áo Sạch - Nguyễn Anh Tuấn, 29/02/2012.

 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀



Hoạt động kỉ niệm


Tại Hưng Yên


1. Ngày 2/3, Trường THPT Tô Hiệu (thành phố Hưng Yên) dâng hương tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu tại nhà lưu niệm của đồng chí. Tại lễ dâng hương, thầy và trò nhà trường đã báo công với đồng chí Tô Hiệu những thành tích đạt được, tổ chức khen thưởng cho giáo viên và học sinh có thành tích xuất sắc. Trong những năm qua, thầy và trò Trường THPT Tô Hiệu không ngừng phấn đấu trong hoạt động dạy và học, xứng đáng khi được mang tên nhà cách mạng, người rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục.
Các học sinh được xem những hình ảnh hoạt động, những vật dụng của đồng chí Tô Hiệu trong quá trình hoạt động cách mạng, đặc biệt là hình ảnh nhà tù Sơn La nơi giam giữ đồng chí Tô Hiệu, từ đó nêu cao tinh thần rèn luyện, học tập trở thành người có ích cho xã hội.


Theo Đức Toản, Đào Doan - Báo điện tử Hưng Yên

 ❧ ❀ ❧

2. Ngày 4/3, tại nhà lưu niệm đồng chí Tô Hiệu ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang), Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với gia đình ông Tô Quyết Tiến tổ chức trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi.

Dự lễ trao học bổng có đại diện Sở GD-ĐT, huyện Văn Giang, gia đình ông Tô Quyết Tiến và người thân của liệt sỹ Tô Hiệu, đông đảo thầy cô giáo và các học sinh được nhận học bổng. Tại lễ trao học bổng, 60 học sinh nghèo học giỏi trong tỉnh được trao học bổng với tổng số tiền 30 triệu đồng do gia đình ông Tô Quyết Tiến, cháu của liệt sỹ Tô Hiệu trao tặng Quỹ khuyến học tỉnh nhân dịp Đại hội khuyến học tỉnh lần thứ III.

Trước đó, các đại biểu cùng các thầy cô giáo, học sinh đã thắp hương tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu. Lễ trao học bổng được tổ chức vào dịp kỷ niệm 100 năm năm sinh nhà cách mạng – liệt sỹ Tô Hiệu mang ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ để các em luôn phấn đấu vươn lên, trở thành con ngoan, trò giỏi.

Cũng trong dịp này, UBND huyện Văn Giang trao giấy khen cho gia đình ông Tô Quyết Tiến trong công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện. Đồng thời Hội khuyến học huyện Văn Giang trao 15 suất học bổng từ số tiền hỗ trợ của gia đình ông Tô Quyết Tiến và số tiền được trích từ quỹ khuyến học huyện.



Theo bài: Hưng Yên trao học bổng Tô Hiệu cho gần 100 học sinh nghèo - Ngọc Phương, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên

 ❧ ❀ ❧

3. Sáng 7/3, tại Nhà tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu ở thôn Xuân Cầu, Nghĩa Trụ, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cùng với thân nhân gia đình liệt sỹ Tô Hiệu đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm năm sinh của đồng chí (1912 - 2012).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 7/3/2012, nhân kỷ niệm 100 năm năm sinh Tô Hiệu, tại thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, Văn Giang, Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Hưng Yên cùng gia đình đã long trọng tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu.

Các đại biểu dâng hương trước ban thờ liệt sỹ Tô HiệuCác đại biểu dâng hương trước ban thờ liệt sỹ Tô Hiệu

Dự Lễ dâng hương có các đồng chí
Bùi Thế Đức, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương,
đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư BCH Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban liên lạc cựu tù nhân Nhà tù Sơn La;
trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an;
đại diện các Ban, Bộ, Ngành trung ương;
đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Sơn La.
Về phía tỉnh Hưng Yên có các đồng chí
Nguyễn Văn Cường, Bí thư Tỉnh ủy;
đồng chí Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
lãnh đạo huyện Văn Giang,
Đảng ủy xã Nghĩa Trụ,
gia đình và bạn bè, thân hữu đồng chí Tô Hiệu
và đông đảo nhân dân xã Nghĩa Trụ
cùng lãnh đạo, phóng viên các cơ quan báo chí trung ương và địa phương.

Trong diễn văn ôn lại cuộc đời và sự nghiệp của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu, sau khi ôn lại tiểu sử và những phẩm chất cách mạng, những cống hiến của Tô Hiệu cho cách mạng Việt Nam, đồng chí Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Hưng Yên đã nhấn mạnh những tác động tích cực của tấm gương, tinh thần Tô Hiệu để lại cho các thể hệ cách mạng. Theo đồng chí,
cuộc đời ngắn ngủi và hào hùng của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đã để lại bài học to lớn về truyền thống cách mạng không chỉ với riêng lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng mà còn của cả dân tộc Việt Nam. Tấm gương hy sinh anh dũng, bất khuất của đồng chí là sự tiếp nối những gương anh hùng, liệt nữ trong lịch sử nước nhà. Tinh thần yêu nước, “thà chết chứ không chịu làm nô lệ” của con dân nước Việt qua tấm gương Tô Hiệu ở thời đại Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục được nối dài theo từng giai đoạn lịch sử dân tộc, mỗi khi Tổ quốc bị các thế lực ngoại bang dòm ngó. Bên cạnh đó, tinh thần Tô Hiệu còn thể hiện ở thái độ lạc quan cách mạng. Trong địa ngục trần gian của chốn lao tù đế quốc, với vô vàn thiếu thốn, gian khổ về vật chất, sự hành hạ về tinh thần và vật vã với bệnh tật, Tô Hiệu vẫn động viên đồng chí, đồng đội của mình tin tưởng vào tương lai của cách mạng, tương lai của đất nước; cây đào do đồng chí Tô Hiệu trồng tại nhà tù Sơn La trong thời gian cuối đời, bị giam giữ ở đây đã trở thành biểu tượng không chỉ cho tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường của các chiến sỹ cộng sản tại nhà tù Sơn La, mà còn là “biểu tượng của sức sống cách mạng vươn lên từ đất chết, là lời nhắn nhủ cho hậu thế rằng mùa xuân nhân loại, chủ nghĩa cộng sản sẽ ra hoa kết trái trên mảnh đất Việt Nam thân yêu”. Bản lĩnh kiên cường, bất khuất, tinh thần lạc quan cách mạng của Tô Hiệu đã trở thành di sản quý báu trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng và lịch sử dân tộc Việt Nam. Hình tượng Tô Hiệu và cây đào Tô Hiệu đã trở thành hình tượng văn học, nghệ thuật quen thuộc đối với nhân dân Việt Nam và thế giới.
Đồng chí Doãn Thế Cường đọc diễn văn tưởng niệm liệt sỹ Tô HiệuĐồng chí Doãn Thế Cường đọc diễn văn tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu

Đồng chí Doãn Thế Cường cũng nhấn mạnh:
tự hào là quê hương của đồng chí Tô Hiệu, noi gương những cống hiến của đồng chí Tô Hiệu đối với đất nước, phát huy tinh thần Tô Hiệu và vận dụng sáng tạo tinh thần ấy trong sự nghiệp đổi mới, nhất là từ sau tái lập tỉnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đã thường xuyên quan tâm thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng và chăm lo việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đồng thời, để xứng đáng với truyền thống văn hiến và cách mạng của quê hương, Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên quyết tâm đồng tâm hiệp lực, nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện và sâu rộng công cuộc đổi mới, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh đã đề ra, đưa Hưng Yên cơ bản thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020.
Đồng chí Bùi Thế Đức phát biểu tại buổi lễĐồng chí Bùi Thế Đức phát biểu tại buổi lễ

Cũng tại buổi lễ, sau phát biểu của đồng chí Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, đồng chí Nguyễn Văn Trân, người bạn chiến đấu của liệt sỹ Tô Hiệu cũng kể lại những giây phút hào hùng trong những ngày Tô Hiệu ở nhà tù Sơn La. Đồng thời đồng chí Nguyễn Văn Trân, cũng khái quát và nhấn mạnh ba cống hiến cơ bản của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đối với cách mạng Việt Nam, đó là:
Tô Hiệu là người có đóng góp lớn đối với việc tổ chức, xây dựng lực lượng quần chúng cách mạng. Đồng thời Tô Hiệu có công lớn trong công tác xây dựng Đảng và Tô Hiệu cũng là một Bí thư Chi bộ có công đầu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng và tổ chức cách mạng trong nhà tù Sơn La.
Qua câu chuyện của đồng chí Nguyễn Văn Trân, toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân dự buổi lễ cũng biết thêm nhiều chi tiết trong cuộc đời hoạt động cách mạng của liệt sỹ Tô Hiệu.

Đồng chí Nguyễn Văn Trân ghi sổ lưu niệm Đồng chí Nguyễn Văn Trân ghi sổ lưu niệm.

Những cống hiến của cha anh đối với đất nước luôn là tấm gương sáng để các thế hệ mai sau học tập. Bạn Chu Thị Huyền, một cán bộ đoàn của xã Nghĩa Trụ cho rằng
“Cây đào Tô Hiệu đã trở thành một biểu tượng văn hóa, biểu tượng tinh thần thể hiện niềm tin tất thắng vào sự lãnh đạo của Đảng. Đó là sự kết tinh truyền thống dân tộc, truyền thống quê hương, gia đình; tinh thần lạc quan cách mạng và chủ nghĩa nhân văn. Đó là ngọn đuốc soi đường cho bao thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. Đó là niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ Hưng Yên hôm nay”,
đồng thời đã hứa quyết tâm học tập và làm theo tinh thần, bản lĩnh của Tô Hiệu và các vị cách mạng tiền bối khác, quyết tâm học tập và rèn luyện, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.

Các đại biểu tham dự buổi lễ...Các đại biểu tham dự buổi lễ...
...Dưới gốc Cây đào Tô Hiệu...Dưới gốc Cây đào Tô Hiệu

Thay mặt gia đình, ông Tô Quyết Tiến cảm ơn Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Hưng Yên đã quan tâm, tổ chức buổi lễ một cách long trọng, trang nghiêm, xứng tầm với những công lao và đóng góp của nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu đối với Tổ quốc; đồng thời, thay mặt dòng họ, ông Tiến cũng khẳng định, dòng họ Tô ở Xuân Cầu sẽ mãi mãi xứng đáng với các thế hệ cha anh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lao động và chiến đấu xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


Theo bài: DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM NHÀ CÁCH MẠNG, LIỆT SỸ TÔ HIỆU - PHẠM MINH HOÀNG

 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀



Tại Sơn La


Đầu xuân Nhâm Thìn 2012, đoàn đại biểu của tỉnh Hưng Yên do ông Doãn Thế Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm Trưởng đoàn thăm và làm việc tại các tỉnh Tây Bắc. Trong chuyến đi này, đoàn đã đến dâng hương đồng chí Tô Hiệu tại tỉnh Sơn La.

Cùng đi có ông Phan Quang Ngừng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy và tỉnh Sơn La.


Đoàn đã đến dâng hoa, thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ thành phố Sơn La; thắp hương tưởng niệm phần mộ các liệt sĩ nhà tù Sơn La và nơi đồng chí Tô Hiệu an nghỉ.

Cũng nhân dịp này, đoàn đã đã đến thăm nhà tù Sơn La, nơi thực dân Pháp từng giam cầm đồng chí Tô Hiệu, người con ưu tú của quê hương Hưng Yên và hơn 1 nghìn chiến sĩ cách mạng khác;
thăm nơi giam cầm đồng chí Tô Hiệu trong thời gian gần 4 năm;
thăm cây đào Tô Hiệu và thắp hương tưởng niệm tại nơi Tô Hiệu đã trút hơi thở cuối cùng ngày 7/3/1944.




Theo Đức Toản, Đào Doan - Báo điện tử Hưng Yên

 ❧ ❀ ❧

Ngày 6/3, Hội Khuyến học tỉnh Sơn La phối hợp với Bảo tàng tỉnh tổ chức “Lễ dâng hương và trao học bổng Tô Hiệu” tại Nghĩa trang liệt sĩ Nhà tù Sơn La.
Tới dự có các đồng chí:
Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
Cầm Ngọc Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;
Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể của tỉnh; ...
Cùng 100 học sinh tiêu biểu, 14 học sinh THPT đạt giải kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2012 của tỉnh và các thầy cô giáo.

Tại buổi Lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các vị đại biểu cùng các em học sinh, các thầy cô giáo đã dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Tô Hiệu và các Anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Nhà ngục Sơn La, dành phút mặc niệm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới đồng chí Tô Hiệu và các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Đoàn đại biểu và các em học sinh dâng hương bày tỏ lòng thành kính đối với liệt sỹ Tô Hiệu.Đoàn đại biểu và các em học sinh dâng hương bày tỏ lòng thành kính đối với liệt sỹ Tô Hiệu.

Sau lễ dâng hương, các vị đại biểu và đông đảo giáo viên, học sinh đã cùng nhau ôn lại thân thế, sự nghiệp, công lao của đồng chí Tô Hiệu.
...
Nhân dịp này, Ban tổ chức đã trao 100 xuất học bổng Tô Hiệu mỗi xuất trị giá 500 nghìn đồng cho 100 em học sinh của thành phố Sơn La và 3 huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La; Trao thưởng cho 14 em học sinh THPT đạt giải kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2012 (1 giải Nhất, 2 giải Ba và 11 giải Khuyến khích). Các em học sinh được nhận học bổng là các em tiêu biểu cho học sinh các dân tộc Sơn La (56 cháu là người dân tộc), nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cuộc sống hàng ngày vất vả, nhưng với lòng hiếu học đã nỗi lực vươn lên trở thành học sinh giỏi.

Lễ trao học bổng Tô Hiệu ở nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La.Lễ trao học bổng Tô Hiệu ở nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La.

Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trao học bổng cho các em học sinh đoạt giải tại kỳ thi Quốc gia.Đồng chí Thào Xuân Sùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trao học bổng cho các em học sinh đoạt giải tại kỳ thi Quốc gia.
Đ/c Cầm Ngọc Minh – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng cho các em học sinh.Đ/c Cầm Ngọc Minh – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao học bổng cho các em học sinh.

Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Cầm Ngọc Minh đã động viên, căn dặn thế hệ trẻ Sơn La hãy noi gương các Anh hùng liệt sỹ, tiếp bước cha anh, không ngừng phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng học tập để trở thành công dân có ích cho quê hương, đất nước, xứng đáng với học bổng mang tên Nhà cách mạng Liệt sỹ Tô Hiệu.

Đây là lần đầu tiên tỉnh Sơn La tổ chức trao 100 suất học bổng Tô Hiệu.

Nhân dịp này, gia đình ông Tô Quyết Tiến, cháu ruột đồng chí Tô Hiệu đã trao 30 triệu đồng cho Hội khuyến học tỉnh Sơn La để xây dựng quỹ học bổng Tô Hiệu.

Lễ trao học bổng Tô Hiệu ở nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La.Lễ trao học bổng Tô Hiệu ở nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La.

Lễ trao học bổng Tô Hiệu ở nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La.Lễ trao học bổng Tô Hiệu ở nghĩa trang Liệt sĩ nhà tù Sơn La.

“Lễ dâng hương và trao học bổng Tô Hiệu” là một trong những hoạt động của Sơn La nói riêng và của cả nước nói chung nhằm kỷ niệm 100 năm ngày sinh, 68 năm ngày mất của liệt sỹ Tô Hiệu.
Đồng thời, đây cũng là một hoạt động thiết thực trong công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ Sơn La; Và có ý nghĩa khuyến học, khuyến tài sâu sắc, góp phần cùng các ngành, các cấp triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể xây dựng xã hội học tập trên địa bàn tỉnh.


Theo bài "Sơn La tổ chức “Lễ dâng hương và trao học bổng Tô Hiệu” - Như Thủy, 9/03/2012, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Sơn La";
và bài "Trao học bổng Tô Hiệu cho 100 học sinh xuất sắc - Lò Luận, 7/03/2012, Báo điện tử Sơn La."
 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀




Tại Tp Hải Phòng


Ông Phạm Hồng Sơn, chủ tịch Hội khuyến học Tp Hải Phòng cho biết lễ trao học bổng đã được tổ chức trang trọng ngày 07/03/2012 tại phòng tưởng niệm liệt sỹ Tô Hiệu trong khuôn viên trường trung học cơ sở Tô Hiệu Quận Lê Chân, Tp Hải Phòng.






 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀


Xem:
  1. Hưng Yên long trọng kỷ niệm 100 năm năm sinh đồng chí Tô Hiệu - Thế Vinh, 7/03/2012, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
  2. DÂNG HƯƠNG TƯỞNG NIỆM NHÀ CÁCH MẠNG, LIỆT SỸ TÔ HIỆU - Phạm Minh Hoàng, 7/03/2012, Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy Hưng Yên.
  3. Hưng Yên: Kỷ niệm 100 năm năm sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 – 2012) - 7/03/2012, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hưng Yên.
  4. Kỷ niệm 100 năm Năm sinh đồng chí Tô Hiệu - PV, 7/03/2012, Báo Nhân Dân điện tử.
  5. Hưng Yên: Kỷ niệm 100 năm năm sinh đồng chí Tô Hiệu (1912 – 2012) - 7/03/2012, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Hưng Yên.
  6. Đồng chí Tô Hiệu- người cộng sản mẫu mực - TH, 7/03/2012, Tuyên giáo.
  7. NHÂN KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH NHÀ CÁCH MẠNG LIỆT SỸ TÔ HIỆU ÔNG TÔ QUYẾT TIẾN TẶNG 100 SUẤT HỌC BỔNG TÔ HIỆU CHO HỌC SINH HIẾU HỌC 3 TỈNH HƯNG YÊN, SƠN LA VÀ TP HẢI PHÒNG - Trang tin điện tử Họ Tô Việt Nam.
  8. Hưng Yên trao học bổng Tô Hiệu cho gần 100 học sinh nghèo - Ngọc Phương, 05/03/2012, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
  9. Dâng hương tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu tại Sơn La - 05/03/2012, Báo điện tử Hưng Yên.
  10. Hưng Yên dâng hương tưởng niệm đồng chí Tô Hiệu tại Sơn La - 05/03/2012, Trang thông tin điện tử Đài Phát thanh & Truyền hình Hưng Yên.
  11. Sơn La tổ chức “Lễ dâng hương và trao học bổng Tô Hiệu” - Như Thủy, 9/03/2012, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Sơn La.
  12. Trao học bổng Tô Hiệu cho 100 học sinh xuất sắc - Lò Luận, 07/03/2012, Báo điện tử Sơn La.
  13. Trao 100 suất học bổng Tô Hiệu - Đức Tuấn, 06/03/2012, Báo Nhân Dân điện tử.







Mấy vần thơ quê hương


HAI ANH EM

Vẻ vang dòng họ Tô ta
Hai người trí lớn đức là thanh cao
Ông Tô Hiệu một vì sao
Cùng ông Tô Chấn gương nào cũng trong
Anh em một dạ một lòng
Vì dân vì nước thân không tiếc gì
Ngày nằm hầm tối, đêm đi
Hoạt động cách mạng cũng vì nhân dân
Giặc lùng truy bắt bao lần
Gông cùm tra khảo bất nhân vô cùng
Xuân Cầu Nghĩa Trụ anh hùng
Hai anh em ruột sống chung một nhà
Đều là lãnh tụ Đảng ta
Hy sinh vì nước đang đà thanh xuân


Tô Quỳnh

6-3-2012


VẸN TRÒN TUỔI ĐẢNG TUỔI ĐỜI

Nhâm Thìn tuổi hạc tròn trăm
Tuổi Đảng Tô Hiệu ngàn năm sóng cồn
Anh hào giục giã bước chân
Nguy nan thử thách lòng son chói ngời
Con người cộng sản thức thời
Giặc không ngăn nổi bầu trời bão giông
Xả thân máu thắm cờ hồng
Kiên trì phát triển đảng trong ngục tù
Kết đoàn tranh đấu thắng thù
Bình minh xoá sạch sương mù, cờ bay
Non sông độc lập đổi thay
Gió thiêng khí phách cuốn say dòng đời
Tượng đồng Tô Hiệu tinh khôi
Xuân về linh ứng sáng trời Việt Nam !


Nguyễn Tứ

Xuân 2012 - Nhâm Thìn

--------------
Nguồn: Họ Tô Việt Nam.



Mối tình Tô Hiệu - Vân Tường

Tô Hiệu (1912-1944)


Người con gái quê hương Xuân Cầu, đã yêu thương liệt sỹ Tô Hiệu suốt cả cuộc đời, cụ có tên hiệu Vân Tường và tên thật là Nguyễn Thị Tỳ. Do ở gần nhà nên thỉnh thoảng tôi sang thăm cụ. Cụ rất quý tôi nên có lần mở hòm lấy cho tôi xem thư từ và thơ ca của cụ. Đặc biệt có một tấm ảnh năm xưa của liệt sỹ Tô Hiệu, được cụ gói bọc giữ gìn rất cẩn thận.

Cụ Vân Tường quy tiên năm 2002 tại quê hương, hưởng thọ tròn 90 tuổi. Tình yêu của cụ Vân Tường thật trong sáng kiên trinh, làm cho mọi người thế hệ chúng ta đều kính trọng và cảm động.


Tô Hiệu bị giam cầm Côn Đảo
Chịu cực hình tra khảo mắc lao
Ra tù về đất Xuân Cầu
Mẹ thương dạm hỏi cô dâu Vân Tường.

Nàng xinh đẹp bán buôn hàng xén
Nhận lời mong ước hẹn cùng chàng
Nhưng chàng không dám yêu nàng
Sợ lao lây bệnh biết làm sao đây.

Liền trở lại đường dây bí mật
Hoạt động xa mãi đất Hải Phòng
Ngờ đâu sa bẫy bị còng
Cùm gông lại mắc vào vòng lao lung

Vân Tường gửi thuốc men quà tặng
Tô Hiệu buồn im lặng sót xa
Chuyển tù lên ngục Sơn La
Vân Tường thư gửi thiết tha bao lời

Tô Hiệu thổ huyết, hơi thở cuối
Miệng cầu cho hạnh phúc Vân Tường
Sau này ai ngỏ yêu thương
Vân Tường vẫn khép phòng hương một mình

Trong tim ấp ủ bóng hình
Chín mươi tuổi hạc mối tình quy tiên.


Tô Hùng Long
Xuân Cầu, Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên



 ❧ ❀ ❧


--------------
Nguồn: Họ Tô Việt Nam



Nhân dân Xuân Cầu với liệt sỹ Tô Hiệu

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh liệt sỹ Tô Hiệu (1912 - 2012), Câu lạc bộ thơ Xuân Cầu, quê hương của liệt sỹ chuẩn bị ra tập thơ đặc biệt thể hiện tấm lòng của người dân quê hương với liệt sỹ. TTHTVN đã nhận được 10 bài trong tập thơ đó. Website Họ Tô Việt Nam giới thiệu 4 bài dưới đây:



THĂM LẠI CÂY ĐÀO

Mỗi lần thăm lại cây đào
Tinh thần Tô Hiệu dạt dào trong tim
Người ốm nằm trong xà lim
Qua cây đào gửi niềm tin cho đời
Nghe bệnh nguy kịch đến nơi
Vẫn gắng đào tạo lớp người tương lai
Đường cách mạng lắm chông gai
Hy sinh cống hiến rạng ngời tấm gương
Cây đào như biển chỉ đường
Tự do, Độc lập, hùng cường ấm no
Mở mang dân trí càng lo
Địa linh nhân kiệt biết bao người tài
Chiến đấu còn phải lâu dài
Trăm năm liệt sỹ chẳng phai máu đào
Đi lên lựa chọn cách nào
Chớ quên Tô Hiệu, cây đào nhắc ta.

Thanh Đằng
6/10/2011

 ❧ ❀ ❧

CÂY ĐÀO TÔ HIỆU

Tôi vào bộ đội sáu ba (1963)
Qua miền Tây Bắc, Sơn La tỏ tường
Cây đào Tô Hiệu mến thương
Hiên ngang vươn thẳng kiên cường xum xuê.

Xuân Cầu Nghĩa Trụ miền quê
Trung kiên cách mạng lời thề sắt son
Đi giành độc lập nước non
Tấm gương liệt sỹ mãi còn ghi sâu.
Lá cờ tranh đấu dẫn đầu
Vẫn còn chói lọi dài lâu bóng hình.
Phát huy truyền thống quang vinh
Tuổi xuân tiếp bước hành trình bốn phương
Sắc hoa đỏ thắm kiên cường
Gọi ta xây dựng quê hương đẹp giàu.

Quản Đức Thông
Chủ nhiệm Câu lạc bộ thơ Người cao tuổi
Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên

 ❧ ❀ ❧


THĂM TƯỢNG ĐÀI TÔ HIỆU
(Thể thơ Việt - Trân)

Góc vườn cây nơi đây chí tín
Đêm đông trường hội kín canh thâu
Tinh thần quả cảm như mây núi
Ý chí quật cường sánh ngọc châu

Kiêm bị[1][1] École plain exercice (Trường Kiêm - bị) học đường nâng trí tuệ
Cây đào ươm hạt rễ thấm sâu
Lưu quang đức sáng ngày sau
Tượng đài Tô Hiệu bền lâu trường tồn.

Phạm Như Tiên (95 tuổi)
Đồng Tỉnh - Nghĩa Trụ - Văn Giang

[1] École plain exercice (Trường Kiêm - bị).

 ❧ ❀ ❧


ĐÃ 100 XUÂN NGÀY SINH BÁC TÔ HIỆU

Quốc khánh vui mừng sáu bẩy xuân
Ngày sinh Tô Hiệu đón trăm xuân
Mái trường Kiêm Bị thêm bao tuổi
Công đức trồng người trải bấy xuân
Liệt sỹ lưu danh thơm vạn thuở
Anh hùng cứu quốc đẹp mùa xuân
Cây đào Tô Hiệu xuân bừng nở
Tô thắm Xuân Cầu mãi mãi xuân.


TẤM GƯƠNG TÔ HIỆU XUÂN CẦU

Tấm gương Tô Hiệu Xuân Cầu
Tham gia cách mạng dẫn đầu nơi nơi
Thanh xuân mười tám tuổi đời
Gông cùm tra tấn chẳng lời kêu ca
Ngục tù Côn Đảo, Sơn La
Hoả Lò Hà Nội, nhà pha Hải Phòng...

Cổ gông chân xích tay còng
Dùi cui điện giật một lòng chỉ khai:
“Kẻ thuê tôi có tiền tài
“Một hôm gặp gỡ ở ngoài vườn hoa
“Hình dung diện nạo”... bịa ra
Tìm đâu người ấy, ma tà toi công.
Bí thư khu uỷ miền Đông
Lần hai bị bắt đày vùng Sơn La
Bạn tù lao nặng cùng ca
Hiệu nhường thuốc quý mấy toa Kiểu dùng
Yêu anh chiến sỹ kiên cường
Đợi anh cô gái quê hương kiên trì.
Trên đường cách mạng ta đi
Tấm gương Tô Hiệu sáng vì Sao Mai.

Tô Hùng Long
Xuân Cầu - Hưng Yên

 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀


--------------
Nguồn: Họ Tô Việt Nam


Nhà thơ Tạ Hữu Yên: Đưa cây đào Tô Hiệu vào thơ

Nhà thơ – Đại tá Tạ Hữu Yên sinh năm 1927 tại Ninh Bình. Nhà thơ từng làm các công tác tuyên truyền, địch vận, cán bộ, dân quân trong quân đội, Thư ký tòa soạn báo Quân khu Hữu Ngạn, Trưởng phòng Phát thanh địch vận Cục Nghiên cứu, cán bộ biên tập sách văn học NXB Quân đội Nhân dân.
(TT&VH) - Nhắc đến nhà thơ Tạ Hữu Yên nhiều người, nhất là với những người yêu nhạc tiền chiến thường nhớ ngay đến nhiều bài thơ hay của ông được phổ nhạc như: Đất nước (Phạm Minh Tuấn phổ nhạc), Đôi dép Bác Hồ (Văn An phổ nhạc), Cảm xúc tháng 10 (Nguyễn Thành phổ nhạc)… Trong SGK lớp 4 (bộ cũ) nhà thơ Tạ Hữu Yên còn được nhiều thế hệ học sinh nhớ đến bởi những câu thơ đẹp, giàu cảm xúc trong một lần

“Trang thơ tôi đằm lại
Giữa nhà tù Sơn La
Tô Hiệu ơi có phải
Anh về cùng mùa hoa?"



Từ nỗi ám ảnh về nhà ngục Sơn La
Khoảng năm 1977 – 1978, nhà thơ Tạ Hữu Yên cùng với đồng chí Nguyễn Chuông, lúc đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư 312 và nhà thơ Nguyễn Đức Mậu về thăm lại Điện Biên Phủ.

Trên đường đi, ba người ghé thăm nhà ngục Sơn La (xây dựng vào năm 1908), nơi địch giam cầm, đầy ải nhằm thủ tiêu ý chí đấu tranh của những chiến sĩ cách mạng Việt Nam.

Nhà thơ kể: Hôm ấy, nếu theo nguyên tắc của Ban quản lý thì nhẽ ra chúng tôi chỉ có 30 phút để thăm nhà ngục. Tuy nhiên, khi biết ba anh em chúng tôi từ Hà Nội lên, cô thuyết minh đã phá lệ dẫn chúng tôi thăm thú, thuyết minh quên cả giờ giấc. Cô thuyết minh dẫn anh em chúng tôi đến một kẽ tường nhà ngục. Bờ tường nhà ngục Sơn La được xây bằng đá hộc, xếp chồng lên nhau nên có rất nhiều kẽ hở. Cô thuyết minh kể; Khi đồng chí Tô Hiệu (1912 – 1944) bị giam ở đây đồng chí đã lấy hột đào nhét vào kẽ hở trên tường. Sau một thời gian, hạt đào nẩy mầm, chui qua kẽ tường vươn lên xanh tốt. Tên chúa ngục Sơn La và lính canh thấy đó là một hiện tượng vừa lạ, vừa như có gì đó thuộc về tâm linh nên mặc nhiên để cho cây đào “bám tường sống”. Đặc biệt, lính canh người Việt rất thích đào nên không những không chặt bỏ mà còn chăm sóc rất chu đáo.

Sau khi thăm nhà ngục Sơn La về, nhà thơ Tạ Hữu Yên chưa viết được gì mà chỉ thấy ám ảnh với những gì ông tận mắt thấy, tận tai nghe cô thuyết minh kể. Ông không quên được hình ảnh cây đào, cũng không quên được hình ảnh căn hầm tối với những sàn xi măng lạnh lẽo, nơi giam cầm rất nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung…

Nỗi ám ảnh ấy theo ông gần một năm. Vào quãng năm 1980, đồng chí Trần Hữu Tòng (Báo Quân đội Nhân dân) mời ông viết bài cho số báo kỷ niệm ngày thành lập Đảng (3/2), ông đã mang nỗi ám ảnh về nhà ngục Sơn La, về cây đào Tô Hiệu giãi bày lên trang giấy trong một tâm trạng hết sức xúc động.


Đầu tiên bài thơ mang tên Mùa hoa cộng sản.

Rớt xuống trang thơ tôi
Cánh hoa đào phớt đỏ
Chiều Sơn La lặng gió
Tôi nghe hoa thì thầm

Tôi nghe nụ nảy nầm
Từ kẽ tường nhà ngục
Trở trăn và khó nhọc
Trong giá lạnh mùa đông

Cái hạt non anh trồng
Nở mùa đào cộng sản
Nụ hoa chúm chím hồng
Khoảng trời bừng nắng rạng
Trái tim người cách mạng
Sẽ không héo bao giờ
Gieo ý nhạc vần thơ
Cho mai sau hát mãi

Trang thơ tôi đằm lại
Giữa nhà tù Sơn La
Tô Hiệu ơi có phải
Anh về cùng mùa hoa?".
Sau khi đăng báo, bài thơ được chọn in vào SGK văn học để phục vụ công tác giáo dục, Ban tuyển chọn lấy câu thơ cuối của bài thơ đặt lại thành Anh về cùng mùa hoa.


Cây đào bất tử
Ông nói: Tôi không nhớ bài thơ Mùa hoa cộng sản được đưa vào SGK năm nào, cho các em học sinh lớp mấy mà chỉ biết có nhiều nơi tôi đến, đi qua không ít lần tôi nghe được học sinh đọc “thơ của mình” cho mình nghe bằng một tình cảm hết sức trân trọng, nhiều nơi đã dùng bài thơ đọc trong các buổi hội họp của các tổ chức Đảng.

Cây đào Tô Hiệu vẫn xanh tốt
Với người làm thơ, nhất lại là người đã cao tuổi như tôi (85 tuổi) được độc giả nhớ đến tác phẩm của mình thì đó là một niềm vinh dự, niềm hạnh phúc không dễ ai cũng có được. Và nhiệm vụ của tôi từ nay cho đến khi nào không thể cầm bút được nữa là phải trân trọng tình cảm quý báu đó của độc giả bằng các tác phẩm chất lượng, nhất là với các tác phẩm viết cho các em thiếu nhi!

Ông xúc động nói tiếp: “Ngày nay, qua báo chí tôi được biết, nơi giam giữ tù cộng sản rộng hơn 2.000m2, đã đày ải tới 500 tù nhân ấy đã có nhiều thay đổi, nhưng cây đào Tô Hiệu, biểu tượng gắn với tên tuổi người Bí thư Chi bộ Đảng kiên trung của nhà tù vẫn trổ hoa rực rỡ khi mùa Xuân về...”

Vâng, cùng với “Anh về cùng mùa hoa”, cây đào Tô Hiệu bất tử, mãi mãi trổ hoa.

Yên Khương


 ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀ ❀


--------------
Nguồn: Tô Quyết Tiến sưu tầm từ báo TTVH điện tử 31/10/2010



Cây đào Tô Hiệu



Vượt lên xiềng xích biệt lao
Hồn Tô Hiệu thắm hoa đào sắc xuân
Thời gian tích nhựa xa nhuần
Mở cành xanh tán thanh tân muôn đời
"Rừng thiêng nước độc" xương phơi
Ban nghiêng lặng trắng một thời tóc tang [1][1] Quanh nhà tù là rừng hoa ban trắng.
Người ngồi cấm cố biệt giam [2][2] Các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng... bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Sơn La.
Mơ qua đêm lạnh canh tàn hừng đông
Gốc bền linh khí cha ông
Mang hồn con Lạc cháu Hồng mà xanh.


[1] Quanh nhà tù là rừng hoa ban trắng.
[2] Các đồng chí Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng... bị thực dân Pháp giam cầm ở nhà tù Sơn La.

Lâm Xuân Vi
07/02/2012


 ❧ ❀ ❧


--------------
Nguồn: Báo Nhân Dân Cuối tuần




TOP



TOP

0 nhận xét:

Post a Comment