Vài nét lịch sử Xuân Cầu

Tuesday, April 2, 2013
_ Sưu tầm trên mạng _


TânKiều, khiêu, cao Tân Kiều[1][1] 新橋 Tân Kiều
Chữ này có trong Bia Hưng Phúc tự bi kí (1583) ở xã Xuân Cầu (Xem bên dưới)
>> HoaKiều, khiêu, cao Hoa Kiều[2][2] 花橋 Hoa Kiều
Chữ này có trong VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ TỪ KHOA QUÝ SỬU (1553) ĐẾN KHOA NHÂM THÌN (1592) - Bia Văn miếu Bắc Ninh, Bia số 6:
阮恒細江 花橋 仕至参政 -
Nguyễn Hằng Tế Giang Hoa Kiều sĩ chí tham chánh -
NGUYỄN HẰNG 阮恒 người xã Hoa Cầu huyện Tế Giang, làm quan đến Tham chính.
>>  HoaCầu Hoa Cầu[3][3] 花球 Hoa Cầu
Chữ này có trong KIM BẢNG LƯU PHƯƠNG VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ TỪ KHOA TÂN HỢI (1731) ĐẾN KHOA ĐINH MÙI (1787) - Bia Văn miếu Bắc Ninh, Bia số 10:
昭統丁未制科第三甲同制科阮嘉吉細江 花 球 禮部左参知 -
Chiêu thống đinh vị chế khoa đệ tam giáp đồng chế khoa Nguyễn Gia Cát Tế Giang Hoa Cầu lễ bộ tả tham tri -
Niên hiệu Chiêu Thống thời Lê khoa Đinh Mùi, Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ: NGUYỄN GIA CÁT 阮嘉吉 người xã Hoa Cầu huyện Tế Giang, làm Tả Tham tri Bộ Lễ.
>> hoa, hóa?Cầu Huê Cầu[4][4] 華?球 Huê Cầu
Chưa tìm thấy tài liệu, có thể là chữ “Hoa華” hay là “Huê華”. Tiếng Triều Châu - Mân Việt còn đọc là “Hoe華”, lại đọc là “Hỏa華” theo tiếng Bắc Kinh
>>  XuânCầu Xuân Cầu[5][5] 春球 Xuân Cầu
Chữ này có trong VĂN BIA ĐỀ DANH TIẾN SĨ KHOA THI HỘI NĂM BÍNH TUẤT NIÊN HIỆU MINH MỆNH NĂM THỨ 7 (1826) - Bia Văn miếu Huế, Bia số 2 (84):
蘇 珍, 舉人, 北寧鎮順安府文江縣春球社人, 年庚辛亥參拾陸歲 -
Tô Trân, cử nhân, Bắc Ninh trấn Thuận An phủ Văn Giang huyền Xuân Cầu xã nhân, niên canh Tân Hợi tham thập lục tuế -
TÔ TRÂN 蘇 珍, Cử nhân, người xã Xuân Cầu huyện Văn Giang phủ Thuận An, sinh năm Tân Hợi, thi đỗ năm 36 tuổi.



[...]Vào làng phải qua cổng xây, kiến trúc trên lầu dưới vòm giống như lối kiến trúc Trung Hoa...

[...] Đặc biệt, ở Xuân Cầu hiện còn tồn tại một cổng làng cổ. Tuy đôi câu đối hai bên trụ cổng đã mờ hết, nhưng theo hồi cố của các cụ trong làng, thì nó như một tuyên ngôn của làng, một chân lý sống cho tất cả những ai sinh ra và lớn lên ở đây:

“Cổng làng tuy thấp nhưng võng lọng đều chui lọt
Dân có yên vui thì nước mới mạnh giàu”.



Mời xem: Làng Đồng Tỉnh - Làng Xuân Cầu ... - Loạt bài về lịch sử Xuân Cầu của Trần Xuân Đạt.

Theo Việt Nam - những sự kiện lịch sử, (Viện Sử học, Nxb Giáo Dục, 2001)
Năm 866 (Bính Tuất) Tháng 4 (âm lịch)

Sau nhiều chiến thắng liên tiếp, Cao BiềnXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Biền (giản thể: 高骈; phồn thể: 高駢; bính âm: Gāo Pián; 821 - 24 tháng 9, năm 887[1][2]), tên tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Thoạt đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân[chú 1]. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.
lấy lại được thành Giao ChâuXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Giao Châu (chữ Hán: 交州) là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay. Ban đầu Giao Châu còn bao gồm một phần đất Quảng Tây và Quảng Đông thuộc Trung Quốc ngày nay.
. Nhà ĐườngXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà Đường (tiếng Trung: 唐朝; bính âm: Táng Cháo, Hán Việt: Đường triều; phát âm tiếng Trung: [tʰɑ̌ŋ tʂʰɑ̌ʊ]; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và trước thời kì Ngũ Đại Thập Quốc. Nhà Đường được hoàng đế Đường Cao Tổ Lý Uyên thành lập sau khi thâu tóm quyền hành khi nhà Tùy suy yếu rồi sụp đổ. Triều đại này bị gián đoạn 15 năm khi nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên nắm lấy quyền hành và lập ra nhà Võ Chu (8 tháng 10, 690 - 3 tháng 3, 705).
đặt Tĩnh Hải quânXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tĩnh Hải quân (chữ Hán: 靜海軍) là tên gọi Việt Nam từ cuối thời Bắc thuộc lần 3 tới hết thời loạn 12 sứ quân trong lịch sử Việt Nam, kéo dài 102 năm (866-968).
, dùng Cao BiềnXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Biền (giản thể: 高骈; phồn thể: 高駢; bính âm: Gāo Pián; 821 - 24 tháng 9, năm 887[1][2]), tên tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Thoạt đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân[chú 1]. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.
làm Tiết độ sứXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiết độ sứ (節度使) ban đầu là chức võ quan cai quản quân sự một phiên trấn có nguồn gốc vào thời nhà Đường, Trung Quốc khoảng năm 710-711 nhằm đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Dần dần theo dòng thời gian, Tiết độ sự kiêm quản hành chính, tài chính địa phương và cuối cùng trở thành lãnh chúa cha truyền con nối.
...
Tại Việt Nam - Thời Bắc thuộc
Năm 717, nhà Đường bổ nhiệm Tiết độ sứ Lĩnh Nam, quản lý quân sự của 5 đô hộ phủ của Lĩnh Nam đạo bao gồm cả miền Bắc Việt Nam trong đó, thủ phủ đóng tại Quảng Châu.

Năm 866, theo thỉnh cầu của Cao Biền, Đường Ý Tông thăng An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân ("quân" là đơn vị hành chính nội thuộc được xem trọng hơn đô hộ phủ, có thể bổ nhiệm Tiết độ sứ, mỗi quân gồm vài châu cho đến hơn mười châu) và Cao Biền được bổ nhiệm làm Tiết độ sứ đầu tiên.
. Cao BiềnXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Biền (giản thể: 高骈; phồn thể: 高駢; bính âm: Gāo Pián; 821 - 24 tháng 9, năm 887[1][2]), tên tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Thoạt đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân[chú 1]. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.
còn được thăng chức Kiểm hiệu Công bộ thượng thư.

Cao BiềnXem tại Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Biền (giản thể: 高骈; phồn thể: 高駢; bính âm: Gāo Pián; 821 - 24 tháng 9, năm 887[1][2]), tên tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường, một nhân vật chính trị, người đầu tiên trở thành Tiết độ sứ của trị sở Tĩnh Hải quân trong lịch sử Việt Nam.

Thoạt đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân[chú 1]. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.
tăng cường các biện pháp thống trị quân phiệt và thi hành một số việc sau:

(...) - Đưa dân lưu vong phá sản đi khai khẩn ruộng đất bỏ hoang cho tướng sĩ người Đường khẩn hoang, lập đồn điền và lập gia đình làm thành những hương ấp mới


(nay ở đồng bằng Bắc Bộ còn một số làng xã giữ được những di tích của đợt di dân định cư này: Xã Xuân Cầu, huyện Mỹ Văn (Hưng Yên) vào thời Đường chính là một hương Hoa Kiều. Ở đây có một ngôi đình thờ “Hoa Kiều lang” và còn bốn khẩu giếng đá kiểu Trung Quốc. Dưới lòng đất còn nhiều di vật thời Đường. Địa danh vốn xưa là Hoa Kiều, sau gọi chạnh là Huê Cầu, ngày nay đổi thành Xuân Cầu).

Theo GS. Trần Quốc Vượng
"... một số làng nghề bao quanh Hà Nội hay/rồi được đưa vào nội thành Hà Nội có cội nguồn Chămpa và Trung Hoa.
4.1 Hà Nội có phố Hàng Vải Thâm (nay chỉ gọi là phố Hàng Vải), đoạn từ phía đông phố thuốc bắc đến phố Hàng Gà. Người phố này trước phần đông là dân Huê Cầu.

Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Huê Cầu hay Xuân Kiều - vốn là một "ốc đảo" (thuật ngữ dân tộc học Pháp gọi là "conolet"(19)(19) Xem chẳng hạn G.Condominas: L’Espace social à propos de l’Asie du sud-Est (tiếng Pháp: Không gian xã hội, bàn về Đông Nam Á), Pramarion, Paris, 1980 rất khó dịch sang tiếng Việt) Hoa kiều, nhiều người họ Tô, nay đã Việt hoá lâu đời. Ở làng này còn đình thờ Hoa kiều lang(20)(20) Tài liệu điều tra tại chỗ của Trần Quốc Vượng, cũng xem: Nghề đẹp quê hương- Ty VHTT Hà Sơn bình, 1977, tr. 2)...... ".

(Sách Hà Nội như tôi hiểu, Nxb Tôn Giáo, 2005, tr193-216)

Theo Gia phả tộc Cao - (Minh Triết)
Theo cuốn Biên niên sử Trung Đại Việt, khoảng thế kỷ thứ bảy sau công nguyên, nhà Đường đưa dân Trung Hoa lưu vong sang đất Việt để khai hoang lập ấp. Lúc bấy giờ, Phú Thị, Tân Kiều (nay là Xuân Cầu) là hai khu gia binh của quân đô hộ nhà Đường.

Đến thời Lê, Tân Kiều sau đổi thành Hoa Cầu thuộc Huyện Tế Giang (tức huyện Văn Giang ngày nay), Phủ Thuận An (sau đổi phủ Thuận Thành), Trấn Kinh Bắc.

Đến đời vua Thiệu Trị (1807-1847) nhà Nguyễn đọc chệch thành Huê Cầu (do mẹ vua tên là Hồ Thị Hoa (1791-1807)).
Thời thuộc Pháp, Đồng Tỉnh ghép với Xuân Cầu thành Tổng Xuân Cầu, Phủ Văn Giang, Tỉnh Bắc Ninh.

Sau năm 1945 Làng Xuân Cầu thuộc Xã Nghĩa Trụ, Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.

Trong làng cổ Xuân Cầu có rất nhiều dòng họ như: họ Nguyễn, họ Tô, họ Hoàng, họ Quản, họ Vũ, họ Lê v.v. và họ Cao.

Theo Blog Nguyễn Xuân Diện
Bia Hưng Phúc tự bi kí[1] ở xã Xuân Cầu huyện Văn Giang (Bắc Ninh) nay là huyện Mỹ Văn (Hưng Yên) có niên đại Mạc Diên Thành năm 6 (1583) ghi như sau:

Văn, vấnGiangChiTânKiều, khiêu, caoHữu, dựuĐại, tháiDanhLamViếtHưng, hứngPhúcTựTựChiTam, támQuan, loanHữu, dựuNương
“Văn Giang chi Tân Kiều hữu đại danh lam viết Hưng Phúc tự, tự chi Tam quan hữu Nương”
(làng Tân Kiều huyện Văn Giang có ngôi đại danh lam là chùa Hưng Phúc, cửa Tam quan chùa là xứ Nương).




Gần đây, qua Những phát hiện mới về khảo cổ học cho thấy vào thời Trần tên gọi huyện Long Biên còn được nhắc đến trên tấm bia “Hưng Phúc tự bi” (Hưng, hứngPhúcTựBi) phát hiện ở thôn Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Lâm, Hưng Yên, ghi vào thời điểm xây dựng ngôi chùa này vào năm 1351 thuộc huyện Long Biên, Xứ Kinh Bắc (14)(14) Theo Đào Duy Anh/ Hán Việt từ điển, Quyển Thượng, N xb Khxh, 1996, đ d, tr 523. Long Biên đã từng là đất đai của các huyện Tiên Du, Yên Phong, Gia Lâm và cả Văn Lâm nữa. Như thế địa danh huyện Long Biên trong lịch sử khá phức tạp. Thời Hán, Long Biên là trị sở xứ Giao Châu. Thời Tùy, Đường có lẽ cũng theo như thế. Nơi ấy có vực sâu, thường có nhiều Cá Sấu chầu bên từng gây ra nỗi kinh hoàng cho người phương Bắc và đã được sử sách ghi lại.
Nhưng cho đến mãi thời Trần theo tư liệu bi ký huyện Văn Lâm (Hưng Yên - ngày nay) vẫn thuộc phạm vi huyện Long Biên, xứ Kinh Bắc... Vị trí xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Lâm (Hưng Yên) với xã Trí Quả (Thuận Thành - Bắc Ninh) khá gần nhau về địa lý. Từ tên gọi huyện Long Biên thời Tùy (Qua bài minh tháp chùa Thiền Chúng), cho đến những ghi chép trong sử sách Trung Quốc về huyện Long Biên, về cuộc khởi nghĩa của Lư Tuần (TK VI), tấm bia thời Trần (TK XIII) đã nhắc đến ở trên…đã cho chúng ta nghĩ đến giới hạn huyện Long Biên rất rộng và có sự thay đổi, diên cách nhiều lần.

Xem: VỀ TẤM BIA THỜI TÙY (601) MỚI PHÁT HIỆN Ở CHÙA GIÀN – HUỆ TRẠCH TỰ - Blog Nguyễn Xuân Diện.

Theo Làng cổ Huê Cầu - Tại Tri thức Việt vietgle
Làng Hoa Cầu, còn có tên là Huê Cầu hay Hoa Kiều ở huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh, sau này, thuộc tỉnh Hưng Yên. Làng có từ đời Đường, vết tích của một hương Hoa Kiều, nay còn đình thờ Hoa Kiều, làng có 4 giếng đá kiểu Trung Quốc. Đời Thiệu Trị, vì kỵ húy đổi là Xuân Kỳ, nhưng nhân dân quen dùng tên cũ, mà đọc chệch đi là Huê Cầu. Có nghề nhuộm thâm từng đi vào ca dao cổ tích.

Theo Pham Ton’s Blog
Từ đời Trần về trước, làng Nhân Vực, tổng Xuân Cầu thuộc huyện Tế Giang, đến đời vua Lê Quang Thuận mới đổi là Văn Giang. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1831) Xuân Cầu thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).

...
Theo sách Biên niên sử cổ trung Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 1987) thì Nhân Vực, Xuân Cầu xuất hiện từ thế kỷ thứ VII. Sử cũ chép, khi nhà Đường xâm lược nước ta, đã đưa dân Trung Hoa lưu vong trên đất Đại Việt đi khai khẩn đất hoang hóa để lập hương ấp mới. Ban đầu làng có tên là Tân Kiều, nghĩa là khách nước ngoài mới đến cư trú, sau đổi là Hoa Cầu.
Xuân Cầu được thế giao thông thuận tiện, đi bộ chỉ non nửa ngày đường đã ra đến Thăng Long Hà Nội. Mà từ trong làng ra đường cái quan đi ngược về phía đông đến trấn Hải Dương cũng chỉ trọn một ngày đường. Vùng này gần chợ Vải của người Hoa nên làng có nghề nhuộm thâm và nghề buôn phát triển. Hàng vải thâm ở Xuân Cầu là sản vật quý, từng được vào trong câu hát:
Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu (tức Hoa Cầu – Xuân Cầu)
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Những ngày hội làng, có hát chèo, chơi chọi gà, đấu vật, chơi đu, rằm tháng 8 có múa sư tử, hát trống quân. Nhưng con trai con gái thích rủ nhau lên tận Nội Duệ, cầu Lim vui hát quan họ với liền anh liền chị hàng mấy ngày trời mới trở về.

Theo Lê Thị Nhâm Tuyết, (Tạp chí Dân tộc học số 5/2009).
Sẽ là một thiếu sót, nếu như bài viết nhỏ này không nhắc đến vai trò gia đình, trong đó chính là vai trò phụ nữ.

Dù cho lễ giáo Trung Hoa đã có nhiều tăng cường sự áp chế trong gia đình và củng cố chế độ phụ quyền với đủ thứ phong tục để kìm hãm phụ nữ vào một khuôn khổ của đạo Tam tòng, với những giáo hóa về hôn nhân gia đình của bọn quan lại nhà Hán thì bao giờ kẻ thù cũng vấp phải lực lượng phụ nữ chống đối rất mạnh mẽ, dẻo dai, với tinh thần dân tộc đậm đà, với nhiều vẻ đẹp tinh thần của họ. Điều đó đã được thể hiện ở chỗ, trong thời đại chế độ phụ quyền ở Việt Nam, vai trò phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội vẫn được đề cao.

Có thể dẫn ra đây một tình hình mà nhiều người đã biết. Đó là nội thức về sự di dân rất mạnh mẽ của người Trung Hoa xuống Việt Nam, liên tục trong mười mấy thế kỷ: Tần Thủy Hoàng, từ thế kỷ III trước Công nguyên đã phái hàng chuc vạn người Tầu sang phương Nam. Hán Vũ Đế ở thế kỷ I, khi phái Mã Viện trấn dẹp cuộc khởi nghĩa và kháng chiến do chị em Bà Trưng lãnh đạo cũng đồng thời đưa nhiều người Tầu xuống Việt Nam. Đó là những Mã Lưu Nhân mà biên niên sử Trung Quốc đã ghi nhận họ vào ở đến tận vùng sông Gianh. Lại có một làng toàn là người Tàu ở thời Đường (thế kỷ VI – IX) đã được thành lập ra ở 25km phía Nam Hà Nội hiện nay là Huê Cầu mà khảo cổ học đã vừa đào được ở dưới làng Huê Cầu bây giờ.
Hãy thử hình dung lại xem, những người Trung Hoa ấy đến sống ở Việt Nam, phần lớn là đàn ông, để làm nhiệm vụ đồng hóa, tất phải lấy những người phụ nữ Việt Nam làm vợ. Vấn đề gia đình ở đây đã chuyển thành vấn đề dân tộc. Nếu những người đàn ông ấy là gia trưởng thực sự thì họ đã biến được vợ con họ thành người Tầu. Nhưng lịch sử đã cho thấy kết quả là không phải những phụ nữ ấy cùng con cái họ đã hóa thành người Tầu, mà ngược lại. Cái làng Huê Cầu (cách phát âm chệch đi của Hoa Kiều) bây giờ là một làng Việt Nam một trăm phần trăm, với nghề thủ công rất Việt Nam và nổi tiếng là nghề nhuộm vải đen.

Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm

Qua một số ví dụ nhỏ đó, có thể thấy một sự thực lớn: Đó là, chính những người phụ nữ Việt Nam ở trong suốt hơn 1000 năm bị Bắc thuộc đó đã góp phần gìn giữ cho Việt Nam khỏi bị mất, khỏi bị đồng hóa (như nhiều miền Hoa Nam khác đã bị đồng hóa) và điều này cho thấy một hệ luận rõ ràng: Trong cuộc vật lộn nghìn năm đó – cuộc đấu tranh dân tộc và văn hóa, phụ nữ Việt Nam đã thắng, dân tộc Việt Nam đã thắng.



❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖ ❖



  Lượm lặt trên mạng (với từ khóa "Xuân Cầu", "Huê Cầu")

...Rất nhiều dòng họ có diễn ca gia phả như họ Hồ ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An), tiêu biểu như họ Nguyễn ở làng Xuân Cầu (Châu Giang, Hưng Yên) có cả một bài văn vần Bản tộc tương miễn quốc âm ca gồm 100 câu theo thể song thất lục bát bắt buộc con cháu trong họ phải học thuộc. Bản quốc âm ca ghi rõ:
“Họ ta gia thế vốn Nho,
Con giai nên nặng công phu học hành.
Ắt lại thấy công danh sự nghiệp,
Hiển vinh này nền nếp còn dai.
Dầu ai sụt sức kém tài,
Vân canh, nhiễm tác sẵn bày tứ dân…”
Quốc âm ca còn quy định khá cụ thể cách ăn ở, đối xử, xưng hô giữa trẻ và già, giữa trai và gái, giữa trên và dưới theo nguyên tắc gia trưởng phụ quyền...



(LÀNG VIỆT NAM - CỘNG ĐỒNG ĐA CHỨC NĂNG)
...chúng tôi xin giới thiệu một số nét về mảng gia huấn được chép lẫn trong các bản gia phả hiện đang tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Đó là:
... - Hoa Cầu xã Nguyễn tộc gia phả, A.667...

4. Nội dung giáo dục: ...
Để khuyên con trai nên gắng sức học hành, sách Hoa Cầu xã Nguyễn tộc gia phả viết:
Họ ta gia thế bản Nho,
Con trai nên nặng công phu học hành.
Ắt lại thấy công danh sự nghiệp,
Hiển vinh này nền nếp con giai.
Dầu ai luật sức kém tài,
Canh van nhiễm tác sản bài tứ dân.

(Hoa Cầu xã Nguyễn tộc gia phả, tờ 14a)
Đối với con gái, sách khuyên giữ gìn công, dung, ngôn, hạnh-những phẩm cách đáng quý của người con gái.
Chữ rằng hiền nữ kính phu,
Tam tòng tứ đức dễ mua đâu mà.
Mấy lời ấy thực là có ích,
Chớ lấy làm quê kệch mà quên.

(Hoa Cầu xã Nguyễn tộc gia phả, 15a)

Đối với hàng xóm, láng giềng, sách khuyên nên giữ quan hệ sao cho đúng mực, bởi hàng xóm láng giềng là những người "tối lửa tắt đèn có nhau":
Ở làng tạm bớt lời dức lác,
Sự người đừng bàn bạc dại khôn.

(Hoa Cầu xã Nguyễn tộc gia phả, 15a)



------------

1389. HOA CẦU XÃ NGUYỄN TỘC GIA PHẢ / 華球社阮族家譜 /
ĐA [HOA CẦU TIẾN SĨ PHONG THỌ KIỀU HẦU NGUYỄN TƯỚNG CÔNG GIA PHẢ / 華球進士封壽喬候阮相公家譜]

Tú tài Nguyễn Tất Trực / 阮必直 hiệu Kính Am / 敬庵 biên tập năm Thành Thái 3 (1891).
TS Nguyễn Gia Cát Địch Hiên
/ 阮嘉吉迪軒 viết tựa.
1 bản viết, 98 tr., 30x19, 1 tựa, 1 phàm lệ, có chữ Nôm.
A. 667.
Gia phả 12 đời của họ Nguyễn ở th. Tam Kì, x. Hoa Cầu, h. Văn Giang, gồm các quy ước của dòng họ về việc cúng lễ ở từ đường và quan hệ giữa những người trong họ; tên tuổi, chức tước của tiên tổ; thế thứ hành trạng từ đời thứ nhất đến đời thứ 12.
Có 1 bài ca Nôm, thể 6-8, khuyên răn người trong dòng họ.

* Nguồn: VÀI NÉT VỀ MẢNG "GIA HUẤN" ĐƯỢC CHÉP TRONG MỘT SỐ CUỐN GIA PHẢ - Lê Thu Hương - Trong Tạp chí Hán Nôm số 3 - 1998, đăng tại "Việt Nam Gia Phả - Bài Viết"
... Hàng Bông Thợ Nhuộm, gọi tắt là Hàng Bông Nhuộm, đoạn phố ngắn cuối phố Hàng Bông trông ra cạnh phía đông của vườn hoa Cửa Nam trên đất thôn cũ Đông Mỹ. Hồi đầu thế kỷ, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá (huyện Yên Mỹ, Hải Hưng) có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa...

(Hàng Bông - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
... dân Hải Phòng là dân từ các nơi đến buôn bán, làm ăn. Người làng Xuân Cầu (Bắc Ninh) ra Hải Phòng ở phố Chợ Con, phố Chợ Sắt, phố Khách. Ở Chợ Con, có xóm lấy tên là Xuân Hải, thờ thần làng Xuân Cầu...
(CLB Hải Phòng Học)

... Ở đây, ngoài dân làng Hàng Kênh còn có dân làng Xuân Cầu thuộc Bắc Ninh tới sinh sống và truyền nghề làm giò chả. Một số nhà giàu mua đất lập ấp tạo ra những địa danh khu vực này: ngõ Phán An, ngõ Hàn Điềm...

(Phố Chợ Con)
... Tiêu biểu nhất cho mạng lưới nội thương là hệ thống chợ ở đồng bằng sông Hồng. Số lượng chợ tương đối nhiều, có lẽ mỗi huyện cũng có vài chợ, phiên chợ này họp lệch phiên chợ kia. Sứ giả nhà Nguyên là Trần Phu có viết: "Trong các xóm làng thường có chợ, cứ hai ngày họp một phiên, hàng hóa trăm thứ bày la liệt. Hễ, cứ năm dặm thì dựng một ngôi nhà ba gian, bốn phía đặt chõng để làm nơi họp chợ'' Ghi chép này không phải là phổ biến, chỉ là nơi mà sứ giả đi qua, song cũng phản ánh cảnh tượng buôn bán ở vùng đồng bằng xung quanh Thăng Long. Ngoài chợ ra còn có phố. Các trung tâm phủ lị bên sông lớn, đầu mối giao thông thủy bộ đều có phố cả. Phố Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) bên bờ sông Dâu là nơi buôn bán cố định.

Tư liệu địa phương còn cho biết bên bờ sông Nghĩa Trụ (Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên) còn có phố Lố cũng được hình thành vào thời này.
Chợ và phố kết hợp là thị trường địa phương của hương, phủ nhằm giải quyết nhu cầu của các tầng lớp nhân dân trong vùng. Không có tư liệu nào nói về cấu trúc chợ, phố và các mặt hàng buôn bán, nhưng chắc chắn mạng lưới chợ và phố sẽ là nơi giải quyết các nhu cầu của tiểu nông và các tầng lớp khác là chính...
Tình hình kinh tế thời Trần (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam)

------------------
...Nhà Trần còn chú trọng phát triển mạng lưới thương nghiệp và thành thị bằng việc xây dựng các phủ lị ở đồng bằng sông Hồng, như phố Luy Lâu bên bờ sông Dâu (Bắc Ninh), phố Lố bên bờ sông Nghĩa Trụ (Hưng Yên)...
Tạp chí Triết học 2011: TÌM HIỂU CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ NHU CẦU XÃ HỘI HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI TRẦN - (Viện Triết học)
...
Ở những vùng quê nghèo khó thì quy ước về tang ma cũng được các cụ đồ Nho cùng hương chức giản tiện đi nhiều, tránh cho gia chủ có tang phải chịu hậu hoạ. Trong Giao ước Giáp Đông thôn Tam Kỳ (Văn Giang, Hưng Yên) lập năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) có 12 điều (từ điều thứ 14 đến 26) là những quy ước về tang ma của bản giáp.

Trong đó điều 14 ghi:
‘Lệ về chiêu đãi ăn uống (có đám ma) tất cả phải theo giầu nghèo của gia chủ, dù cỗ thường hay cỗ theo lệ cũng được hoặc đãi lợn, xôi, rượu cũng được, không được đòi hỏi yêu sách để tỏ ý thuần hậu’[2]

Hoa cầu xã hương lệ - A.724 - Điều lệ x. Hoa Cầu, h. Văn Giang. Lập năm Cảnh Hưng 36 (1775) (Sách tục lệ trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm - dòng 29).

Xem bản chụp lại tại Blog Làng Xuân Cầu
------------

1388. HOA CẦU XÃ HƯƠNG LỆ / 華球社鄉例
Soạn năm Lê Cảnh Hưng 36 (1775).
1 bản viết, 60 tr., 30x20.
A. 724.
1. Quy ước về từ chỉ tiên hiền và hội tư văn của. Hoa Cầu, h. Văn Giang. 8 bài văn tế thần, tế tiên hiền.
2. Quy ước của th. Tam Kì, x. Hoa Cầu về các việc quan, hôn nhân, tang lễ, tế tự, khao vọng, ăn uống...


* Nguồn: TANG CHẾ CỦA NGƯỜI VIỆT VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ - SỰ VẬN DỤNG CỦA NHO GIA VIỆT NAM THỜI LÊ - Nguyễn Công Việt
(Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Blog Nguyễn Xuân DiệnTrang WEB Thái Bá Tân)


 ❧ ❀ ❧ 



0 nhận xét:

Post a Comment