Đổi thay trên vùng quê cách mạng Xuân Cầu

Thursday, October 27, 2011

Phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của quê hương, những năm qua các thế hệ thôn Xuân Cầu nói riêng và xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang nói chung, đã không ngừng rèn luyện, học tập, gìn giữ, phấn đấu, xây dựng quê hương, đất nước.

Nói đến làng Xuân Cầu, nay là 3 thôn (Tam Kỳ, Lê Cao và Phúc Thọ) xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang, là nhắc đến một miền quê cách mạng, với truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh bất khuất kiên cường, sẵn sàng hy sinh cho cách mạng với những cái tên mà lịch sử mãi mãi ghi danh đó là nhà cách mạng Tô Chấn, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, v.v. Mỗi tấm gương, mỗi cuộc đời hy sinh cho cách mạng mãi mãi là một bài học bất hủ cho các thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau.

Đến với làng Xuân Cầu hôm nay, chúng ta luôn được chứng kiến cảnh nhộn nhịp, sầm uất như một khu phố… Thay vì ngôi làng nhỏ nghèo nàn, hoang sơ bên bờ sông năm xưa, là những ngôi nhà cao tầng, những cửa hàng buôn bán mọc lên san sát, sự thay đổi nhanh chóng này đã khiến cho người ta tưởng rằng, đây không phải là một địa phương thuần nông… Điều này cũng là một minh chứng cho tinh thần lỗ lực học tập, sự năng động, mạnh mẽ, giám nghĩ giám làm của con người nơi đây.

Cụ Tô Tần, năm nay đã 80 tuổi, là người đã kế tục, phát huy, hoàn thành suất sắc truyền thống cách mạng của thế hệ cha anh đi trước, đã không giấu nổi cảm xúc của mình trước sự thay đổi của quê hương; “Quê tôi bây giờ thay đổi nhiều lắm, đời sống của bà con cũng khá giả. Phải trải qua từng ấy năm chiến tranh, chứng kiến sự trưởng thành của con người và sự đổi khác của quê hương thì mới cảm nhận được sự đổi mới. Tôi cảm thấy quê hương đã thay da đổi thịt... vui lắm các anh ạ... ”.

Mặc dù là địa phương thuần nông, nhưng với sự năng động sáng tạo, người dân nơi đây đã phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương gần thị trường Hà Nội và các khu công nghiệp, kết hợp giữa sản xuất, chăn nuôi gắn với phát triển cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả. Bình quân thu nhập là 15 triệu đồng/người/năm, giá trị trung bình trên 1hécta đạt trên 100 triệu đồng/năm. Nhờ đó đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân tăng rõ rệt, diện mạo của quê hương thay đổi từng ngày.

Viết tiếp trang sử vẻ vang của quê hương, những nóm qua, xã đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng, cách mạng, bản lĩnh chính trị; nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân nhất là đối với thế hệ trẻ; tổ chức nhiều buổi học ngoại khóa tại khu Nhà tưởng niệm các chiến sĩ cánh mạng để thắp hương tưởng nhớ và tìm hiểu truyền thống đấu tranh cánh mạng của quê hương.

Qua đây, các cháu được nghe các bác cựu chiến binh, giới thiệu chi tiết về lịch sử quê hương, đất nước; quá trình đấu tranh gian khổ của cha ông các thời kỳ, nhất là trong 2 cuộc đấu tranh trường kỳ của dân tộc chống thực dân và đế quốc Mỹ, Pháp xâm lược; được nghe giới thiệu về cuộc đời hoạt động cách mạng, tinh thần đấu tranh, bất khuất kiên cường, cả đời hy sinh cho cách mạng của các chiến sĩ cách mạng quê hương như: bác Tô Chấn, bác Tô Hiệu, Lê Giản, v.v...


Làng Xuân Cầu hôm nay đang thay da đổi thịtLàng Xuân Cầu hôm nay đang thay da đổi thịt


Những hoạt động này đã giúp cho thế hệ sau hiểu rõ hơn về truyền thống của quê hương, tinh thần đấu tranh kiên trung của các thế hệ cha ông đi trước.

Em Nguyễn Thùy Linh, lớp 8A, thôn Tam Kỳ nói, “Qua những buổi học ngoại khóa được các bác cựu chiến binh kể về những năm tháng đấu tranh bảo về Tổ quốc, chúng cháu cảm thấy tự hào về lịch sử dân tộc và thấy mình cần phải có trách nhiệm hơn đối với việc xây dựng đất nước sau này. Đây là những buổi giảng về lịch sử rất thực tế, chúng cháu rất thích...”.

Những năm qua, Nghĩa Trụ đã rất quan tâm cho sự nghiệp giáo dục, xã đã đầu tư trên 7 tỷ đồng để xây dựng, tu sửa trường lớp các cấp học; trên 300 triệu đồng để tu sửa nâng cấp nghĩa trang liệt sĩ và các khu nhà tưởng niệm các chiến sĩ cách mạng… Hiện toàn xã đã có 7 khu lớp mầm non khang trang với đầy đủ tiện nghi cho các cháu ăn bán trú, 100% các cháu đến độ tuổi đều được đến trường.

Cùng với đó, ở vùng quê này, các cấp chính quyền xã còn thường xuyên thực hiện tốt các chế độ chính sách với người có công với cách mạng. Trong 2 năm gần đây, địa phương đã hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho xây, sửa chữa nâng cấp nhà; thăm tặng quà vào các dịp lễ tết; mua tặng xe lăn và máy chăm sóc sức khoẻ cho các đối tượng chính sách.

Xuân Cầu hôm nay đã và đang thay da đổi thịt từng ngày, người dân nơi đây vinh dự vì được sinh ra ở vùng quê cách mạng, được hưởng truyền thống anh dũng của cha anh đi trước để xây dưng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.



 ❧ ❀ ❧ 


Lời giới thiệu về quê hương Xuân Cầu

Tuesday, October 25, 2011
_ Theo bảng ghi trong Nhà tưởng niệm liệt sĩ Tô Hiệu _
Nghĩa Trụ là một vùng đất lịch sử có từ lâu đời.

Thời các Vua Hùng vùng đất này thuộc Bộ Vũ Ninh.

Thời Bắc thuộc, thuộc đất Luy Lâu.

Sang thời Lý-Trần thuộc Phủ Siêu Loại.

Thời Lê thuộc Huyện Văn Giang, Phủ Thuận An Trấn Kinh Bắc.

Dưới thời Bắc thuộc, các thôn Xuân Cầu, Đồng Tỉnh, Thọ Vực thuộc Tổng Xuân Cầu, thôn Đại Tài thuộc Tổng Đại Tài, cả hai Tổng thuộc Huyện Văn Giang Phủ Thuận Thành Tỉnh Bắc Ninh.

Cuối năm 1946, bốn thôn nằm trên triền sông Nghĩa Trụ là Xuân Cầu, Đồng Tỉnh, Đại Tài, Thọ Vực sát nhập thành xã Nghĩa Trụ.

Tháng 10 năm 1947 Huyện Văn Giang cắt về Tỉnh Hưng Yên. Xã Nghĩa Trụ thuộc Huyện Văn Giang, gồm bốn thôn và một ấp là Xuân Cầu, Đồng Tỉnh, Thọ Vực và ấp Đồng Tỉnh.
Đây là vùng đất hiếu học, đất khoa bảng, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.

Dưới thời phong kiến xã Nghĩa Trụ có 12 người thi đỗ Đại Khoa.

Bước sang thế kỷ 20, Xuân Cầu lại xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa, điển hình là ông Nguyễn Công Hoan (1903), họa sĩ Tô Ngọc Vân (1906) ...

Cũng vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, Xuân Cầu lại xuất hiện một đội ngũ thanh niên còn rất trẻ, giàu lòng yêu nước căm thù giặc, cống hiến trọn đời mình cho Đảng, cho đất nước. Đó là các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Tô Chấn, Lê Giản, Tô Quang Đẩu.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ đã giành được nhiều thành tích to lớn được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn Vị Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang.

 ❧ ❀ ❧ 

Quê hương Xuân Cầu - Tô Ngọc Thực

Monday, October 17, 2011
_ Trích "Tô Hiệu tại quê hương Xuân Cầu - Tô Ngọc Thực _
Từ thủ đô Hà Nội theo đường quốc lộ số 5, đến km số 21, rẽ tay phải qua con đường nhựa nhỏ, qua cầu bê tông, ta đến làng Xuân Cầu, thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên.

Làng Xuân Cầu từ khi hợp xã thành một thôn thuộc xã Nghĩa Trụ, tuy thuộc xã Nghĩa Trụ nhưng tên Xuân Cầu vẫn được gọi phổ biến từ trước tới nay; từ Bắc chí Nam nhiều người trong lớp người lớn tuổi có lẽ đều biết đến Xuân Cầu qua câu ca dao:

Ai về Đồng Tỉnh, Xuân Cầu,
Đồng Tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm

Đồng Tỉnh là một thôn dưới thôn Xuân Cầu, từ xưa đã có tiếng là buôn bán thuốc lào ngon, còn Xuân Cầu có tiếng nhuộm thâm rất tốt bằng một thứ lá, vải mặc đến rách cũng không phai.

Thôn Xuân Cầu nằm dài trên hữu ngạn sông Nghĩa Trụ Theo http://www.vietgle.vn/trithucviet
Sông Nghĩa Trụ
Sông Nghĩa Trụ bắt nguồn từ sông Hồng, do bồi lấp, hiện nay gồm 2 đoạn cách xa nhau. Đoạn đầu bắt nguồn từ Gia Lâm chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn này khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc - Hưng - Hải được đào rộng, gọi là sông Kim Sơn, có tác dụng tiêu nước và cung cấp nước cho huyện Văn Giang và cả tỉnh Hưng Yên

Đoạn thứ hai ở phía Nam của tỉnh, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá, Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống Mai Xá (huyện Tiên Lữ). Sông có tác dụng tiêu và cung cấp nước cho huyện Tiên Lữ, huyện Phù Cừ.
- một nhánh sông đào của hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải.

Xuân Cầu là một làng cổ, có nhiều cây đa, đề, si, cây bàng, cây gạo cổ thụ, có một số giếng nước không biết xây từ bao giờ; giếng sâu, kè đá, miệng giếng tròn lát đá xanh, trên miệng giếng in hằn sâu nhiều vết thừng kéo nước của cư dân ngày trước.

Ba xóm của Xuân Cầu (Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao) có ba ngôi đình cổ, cột lim to, có tam quan 8 mái, trước cửa đình có voi đá, nghê đá, tượng đá đứng chầu. Cạnh đình nào cũng có văn chỉ thờ cúng các tiền nhân, có bia đá khắc tên các vị khoa bảng trong làng.
Giữa xóm tam còn có một ngôi đình nhỏ gọi là đình Phường, đây là nơi hội họp của các phường, hội trước kia.

Dân làng Xuân Cầu từ xưa đã đi buôn bán làm ăn suốt Bắc - Trung - Nam. Xuân Cầu không phải là một làng thuần nông mà còn làm cả thủ công và thương nghiệp.

Xuân Cầu cũng còn là một làng có truyền thống văn hóa lâu đời, những ngày lễ tết, tế đình hay lễ văn chỉ, nghe các cụ già làng đọc văn tế cứ thấy các cụ luôn luôn nêu tên các vị đỗ đại khoa thuở trước: Thám hoa, bảng nhãn, tiến sĩ... như nhắc nhở con cháu phải ra công học tập, rèn luyện cho nên người hữu ích. Vì tấm lòng đối với quê hương, tôi đã kể về quê hương hơi nhiều, song điều tôi muốn nói là chính ở làng quê cổ kính, thơ mộng, có nền văn hóa lâu đời này đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú mà tên tuổi của họ nhiều người biết đến và đã gắn liền với một giai đoạn lịch sử của đất nước, đó là các đồng chí Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương, Tô Quang Đẩu, Tô Gĩ, trong số các đồng chí trên, Tô Hiệu gắn bó với quê hương nhiều hơn cả, dân làng thường nhắc đến "Anh Hiệu" với tấm lòng trìu mến, thân thương. Xuân Cầu còn là quê hương của hai nhà văn hóa nổi tiếng: Nhà văn, nhà giáo Nguyễn Công Hoan và họa sĩ Tô Ngọc Vân. Năm ngoái về thăm nhà truyền thống của Xuân Cầu tôi đã đọc được mấy dòng cảm tưởng của một bà giáo người Pháp ghi trong sổ vàng: "Tôi rất xúc động và cảm phục ở một làng nhỏ bé trồng lúa nước như thế này mà đã sản sinh ra nhiều nhà cách mạng ưu tú và nhiều nhà văn hóa nổi tiếng, tôi chân thành chúc tình hữu nghị Pháp - Việt ngày càng bền vững".

Quê hương của Tô Hiệu như thế đấy! ...


 ❧ ❀ ❧ 

Đăng trong sách "Tinh thần Tô Hiệu" - Xuất bản năm 2000

Những dòng kỷ niệm (Trích)

Sunday, October 16, 2011
_ Tô Đồng _ (Trích "Những dòng kỷ niệm" )

...
Xuân Cầu rất gần Hà nội, ở khoảng cột cây số 21 của con đường số 5 nối liền Hà Nội - Hải phòng (km 21 QL5 rẽ phải). Làng Xuân cầu rất đẹp, chạy dài theo con sông Nghĩa Trụ, nhà ngói san sát, đường suốt làng lát gạch. Lũy tre xanh dầy đặc bao quanh. Ngay đầu cổng làng, lối đi ra đồng làm việc, có cây đa cổ thụ sống đã mấy trăm năm, đứng bên cạnh một giếng rất sâu, xây bằng đá, nước mạch lên trong suốt. Nếu vào từ đường số 5, có chợ Đường Cái là nơi dân quê thường họp những ngày phiên, phải đi qua một chiếc cầu gỗ lớn bắc qua sông. Phía đầu cầu người ta chôn một trụ đá to để ngăn không cho xe hơi chạy qua. Làng có nhiều họ, họ Tô, họ Quản, họ Khương, họ Lê, họ Nguyễn...

... Làng của các anh em họ Nguyễn như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Công Mỹ, Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương). Của các con cháu dược sĩ Quản Trọng Tiến, thân phụ giáo sư dược khoa Quản Trọng Lạng. Của các anh em họ Tô như Tô Hiệu, mà có lúc người ta đồn rằng sẽ lấy tên ông đặt cho thành phố Hải Phòng, của Tô Điểm (Điển) (Tô Quang Đẩu) chủ tịch Ủy Ban Hành Chính Kháng Chiến Liên Khu 3, của Tô Dĩ (Lê Giản) Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát chính phủ Dân Chủ Cộng Hòa...

... Làng Xuân cầu thành lập đã lâu, nên có tên trong Dư Địa Chí (1435)Dư địa chí (viết xong năm 1435) của Nguyễn Trăi chép:

"XXIV - Ở vùng ấy đất thì trắng, mềm; ruộng thì vào hạng thượng thượng.(1) Làng Bát-tràng(2) làm đồ bát chén, làng Huê-cầu(3) nhuộm thâm; huyện Hữu-lũng có mía; huyện Yên-thế có tên nỏ và vôi (* Nguyên văn là "Sắc điều thạch khôi" 色 條 石 灰, chúng tôi chưa rõ là thứ vôi gì - N.D.)

Bát-tràng thuộc huyện Gia-lâm, Huê-cầu thuộc huyện Văn-giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống Trung-quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm. Tên tẩm thuốc của huyện Yên-thế dùng vào việc chống giặc Bắc (Trung-quốc). Vôi dùng vào việc tạo tác."
Lý thị nói: Người vùng Kinh-bắc hay oán giận hung tợn, dẫu thời thái bình cũng thường ngang ngạnh. Thần trước làm chức hành khiển ở đạo ấy, tâu bày việc nơi biên cảnh, có xin tăng số quân phòng thủ(4)).
Phụ lục - Tên nỏ của Yên-thế, bắn trúng chỗ nào thì máu chảy vọt ra, một chốc thì người chết, bắn cầm thú cũng thế.
của cụ Nguyễn Trãi. Đi men con đường gạch dài thì tới làng Đồng Tỉnh, được nói đến trong câu ca dao quen thuộc:

"Ai về Đồng tỉnh, Xuân cầu
Để thương để nhớ, để sầu cho ai?
Để sầu cho khách vãng lai,
Để thương để nhớ cho hai cô hàng!"

Có lẽ người ta ám chỉ một cô bán thuốc ở Đồng tỉnh một cô nhuộm thâm ở Xuân cầu chăng?...

..."Ai về Đồng tỉnh, Huê cầu
Đồng tỉnh bán thuốc, Huê cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền... "

Và còn có những bài hát trống quân, hát nói:

"Giữa làng có điếm Đình Ba
Đồng gần Quán Ốc, đồng xa Cây Đề."

"Làng anh nhất xã chia làm ba thôn
Văn Minh đã nức tiếng đồn."

Làng chia làm 3 thôn: Tam Kỳ, Phúc Thọ, Lê Cao...

... Tại chợ làng có bầy bán các chim ngói, chim sẻ, chim dẽ, và những con chuột đồng da trắng muốt vì đã được làm lông sạch sẽ. Người ta nói những con chuột này chỉ ăn thóc ngoài đồng vào mùa lúa chín nên thịt thơm ngon hơn thịt gà. Còn nhiều loại bánh trái như bánh gio, bánh khoai, bánh mật, mà đặc biệt là bánh tổ trong suốt mầu nâu đỏ, làm bằng bột và đường rồi nhuộm gấc, lúc ăn thì chiên lên như bánh phồng tôm."

Tô Đồng - 2004
Dư địa chí (viết xong năm 1435) của Nguyễn Trăi chép:

"XXIV -
Ở vùng ấy đất thì trắng, mềm; ruộng thì vào hạng thượng thượng(1)(1) Nguyễn Trãi viết Dư địa chí, bắt chước giọng văn trong thiên Vũ cống của Kinh Thư, nhiều đoạn giống hệt như thiên Vũ cống (vì thế Dư địa chí còn gọi là An-nam Vũ cống). Cách định hạng trong Dư địa chí cũng giống như trong Vũ cống, chia ruộng dất ra làm 9 hạng:
1. Thượng thượng
2. Thượng trung
3. Thượng hạ
4. Trung thượng
5. Trung trung
6. Trung hạ
7. Hạ thượng
8. Hạ trung
9. Hạ hạ.

Thượng là chỉ ruộng tốt, trung là chỉ ruộng vừa, hạ là chỉ ruộng xấu. Mỗi bậc chia ra các hạng nhất, nhì, ba. Ví dụ hạng thượng trung là hạng tốt thứ nhì, hạng trung hạ là hạng vừa thứ ba v.v...
. Làng Bát-tràng(2)(2) Bát-tràng là tên một xã làm đồ gốm nổi tiếng ở gần sông Nhị-hà, thuộc Gia-lâm. làm đồ bát chén, làng Huê-cầu(3)(3) Xã Huê-cầu tức là đất xã Xuân-cầu huyện Văn-giang, tỉnh Hưng-yên. Huê-cầu nổi tiếng về nghề nhuộm. Ca dao có câu:
Ai về Đồng-tỉnh, Huê-cầu,
Đồng-tỉnh bán thuốc, Huê-cầu nhuộm thâm.
nhuộm thâm; huyện Hữu-lũng có mía; huyện Yên-thế có tên nỏ và vôi
(* Nguyên văn là "Sắc điều thạch khôi" 色 條 石 灰, chúng tôi chưa rõ là thứ vôi gì - N.D.)

Bát-tràng thuộc huyện Gia-lâm, Huê-cầu thuộc huyện Văn-giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống Trung-quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm. Tên tẩm thuốc của huyện Yên-thế dùng vào việc chống giặc Bắc (Trung-quốc). Vôi dùng vào việc tạo tác."

Lý thị nói: Người vùng Kinh-bắc hay oán giận hung tợn, dẫu thời thái bình cũng thường ngang ngạnh. Thần trước làm chức hành khiển ở đạo ấy, tâu bày việc nơi biên cảnh, có xin tăng số quân phòng thủ(4)(4) Danh từ "phòng thu", có từ thời Đường ở Trung-quốc. Đường thư, Lục Chí truyện chép rằng: "Hằng năm ở biên giới điều động quân đội ở Hà-nam, Giang-hoài, gọi là phòng thu". Thời Đường các ngoại tộc Đột-quyết, Thổ-phồn thường xâm nhập vào biên cảnh Trung-quốc vào mùa thu nên việc điều động binh mã gọi là phòng thu. Về sau, danh từ phòng thu dùng để chỉ việc đem quân đội phòng thủ biên cảnh..

Phụ lục - Tên nỏ của Yên-thế, bắn trúng chỗ nào thì máu chảy vọt ra, một chốc thì người chết, bắn cầm thú cũng thế".

(1) Nguyễn Trãi viết Dư địa chí, bắt chước giọng văn trong thiên Vũ cống của Kinh Thư, nhiều đoạn giống hệt như thiên Vũ cống (vì thế Dư địa chí còn gọi là An-nam Vũ cống). Cách định hạng trong Dư địa chí cũng giống như trong Vũ cống, chia ruộng dất ra làm 9 hạng:

1. Thượng thượng
2. Thượng trung
3. Thượng hạ
4. Trung thượng
5. Trung trung
6. Trung hạ
7. Hạ thượng
8. Hạ trung
9. Hạ hạ.




Thượng là chỉ ruộng tốt, trung là chỉ ruộng vừa, hạ là chỉ ruộng xấu. Mỗi bậc chia ra các hạng nhất, nhì, ba. Ví dụ hạng thượng trung là hạng tốt thứ nhì, hạng trung hạ là hạng vừa thứ ba v.v...

(2) Bát-tràng là tên một xã làm đồ gốm nổi tiếng ở gần sông Nhị-hà, thuộc Gia-lâm.

(3) Xã Huê-cầu tức là đất xã Xuân-cầu huyện Văn-giang, tỉnh Hưng-yên. Huê-cầu nổi tiếng về nghề nhuộm. Ca dao có câu:
Ai về Đồng-tỉnh, Huê-cầu,
Đồng-tỉnh bán thuốc, Huê-cầu nhuộm thâm.

(4) Danh từ "phòng thu", có từ thời Đường ở Trung-quốc. Đường thư, Lục Chí truyện chép rằng: "Hằng năm ở biên giới điều động quân đội ở Hà-nam, Giang-hoài, gọi là phòng thu". Thời Đường các ngoại tộc Đột-quyết, Thổ-phồn thường xâm nhập vào biên cảnh Trung-quốc vào mùa thu nên việc điều động binh mã gọi là phòng thu. Về sau, danh từ phòng thu dùng để chỉ việc đem quân đội phòng thủ biên cảnh.

(Ức Trai Di Tập Dư Địa Chí, Nhà xuất bản: Sử Học, 1960 - Trang 33).

 ❧ ❀ ❧ 

Nghĩa Trụ - Từ dòng chảy tự nhiên đến thực tế lịch sử

Sunday, October 9, 2011
_ Bùi Thế Quân _

Chúng ta hãy “Lội dòng nước ngược”, hoà mình vào dòng sông Nghĩa Trụ cũng là để tìm lại chính cái vẻ đẹp muôn đời muôn thuở qua các di sản văn hóa.


Nghĩa Trụ – một chi lưu/phân lưu của dòng sông Hồng (tức sông Cái/sông Mẹ/sông lớn) ngậm đỏ phù sa. Đây là một dòng sông cổ, do bồi lấp và trải qua thời gian mà dòng sông này có khúc chỉ còn như một con mương hoặc bị đứt đoạn. Tìm trong sử sách và nhất là khảo sát thực địa, chúng tôi thấy dòng sông Nghĩa Trụ được bắt nguồn từ sông Hồng mà điểm đầu phân lưu thuộc địa phận xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1958, khi xây dựng công trình thuỷ nông Bắc – Hưng – Hải, đoạn này được đào rộng và phải di chuyển một phần dân cư Bát Tràng vào trong làng, trong đó có ngôi chùa Kim Trúc. Như vậy, hiện nay đôi bờ đoạn đầu sông này (tức đoạn công trình thuỷ nông Bắc – Hưng – Hải) là cư dân của hai xã Bát Tràng và Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm.

Sau đoạn đầu phân lưu/chi lưu này thì dòng Nghĩa Trụ được chia làm hai nhánh lớn. Nhánh thứ nhất chảy vào địa phận tỉnh Hưng Yên, nhánh sông này bị đứt đoạn làm hai. Đoạn thứ nhất chảy qua địa phận Văn Giang, Xuân Cầu, Đồng Tỉnh rồi đổ vào sông Hoan Ái. Đoạn thứ hai ở phía nam tỉnh Hưng Yên, gọi là sông Cầu Cáp hoặc sông Điềm Xá/Mai Xá. Sông bắt đầu từ ngã ba thôn Ba Đông (Phan Sào Nam) chảy qua Cầu Cáp, xã Đoàn Đào (Phù Cừ), rồi chảy đến thôn Hà Linh, gặp sông Hồ Kiều và chảy thẳng xuống Mai Xá (Tiên Lữ).

Nhánh thứ hai của dòng Nghĩa Trụ chảy vào địa phận Hà Nội, đi qua địa phận xã Kiêu Kỵ (huyện Gia Lâm) gọi là sông Cầu Chùa (vì ven sông có một ngôi chùa Minh Ngộ), chảy lên đến địa phận xã Đa Tốn (huyện Gia Lâm) được gọi là sông Đào Xuyên (tức sông Đào), theo hồi cố của các cụ cao niên thì ven sông đoạn thôn Đào Xuyên trước đây có trồng nhiều Đào, chảy qua địa phận thôn Lê Xá (xã Đa Tốn) thì hợp lưu với sông Đài Bi tại miếu Cầu Vương (dòng sông Đài Bi bị “chết” vào thế kỷ 18, nay chỉ còn dấu vết là dải đầm chạy dọc hai thôn Khoan Tế và Thuận Tốn thuộc xã Đa Tốn). Tương truyền xưa kia, nơi đây là ngã ba sông sầm uất đông vui. Nhân dân Đa Tốn còn truyền câu ca dao xưa nói về phong cảnh phồn thịnh:

“Cầu Vương có chốn thanh nhàn
Có sông tắm mát có hàng nghỉ ngơi
Tháng tám thì đi xem bơi
Tháng hai xem hội, tháng mười đúc chuông”

Sách Đại Nam nhất thống chí, Nhà xuất bản Khoa học – Xã hội, Hà Nội, 1971, tập 4, trang 83 cho biết:
“Sông Nghĩa Trụ ở cách huyện Gia Lâm 22 dặm về phía đông nam, do nguồn nước ruộng các xã Lê Xá, Phú Thị, Nông Vụ và Cổ Bi đổ xuống... Năm đầu niên hiệu Vĩnh Khánh triều Lê (1727), đê Cự Linh và các xã bị vỡ, triều đình sai Hữu thị lang bộ Lễ, tiến sĩ Hồ Phi Tích đôn đốc việc khai sông để thuỷ chế các lưu thông...”.
Dòng Nghĩa Trụ tiếp tục chảy qua địa phận xã Đông Dư (huyện Gia Lâm) đến đầu địa phận thôn Thạch Kiều (Thạch Cầu) xã Thạch Bàn (nay là phường Thạch Bàn, quận Long Biên) chỗ giao lưu với con đường thiên lý về xứ Hải Đông (Hải Dương, nay là đường quốc lộ số 5) thì được gọi là sông Cầu Bây. Cái tên Cầu Bây chắc là có muộn, vì rằng vào giữa thế kỷ 19, dòng sông này vẫn được gọi là Nghĩa Trụ. Văn bia đợt tu sửa cầu dưới thời Nguyễn Thiệu Trị thứ 6 (1846) hiện còn tại đình Cầu Bây có ghi:
“Trưởng làng, chức sắc cùng mọi người thôn Thạch Cầu, xã Cự Linh, tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh làm bài minh văn ghi lại sự việc. Ruộng đất của làng được phân chia bởi giữa sông Nghĩa Trụ, cầu cũ đã bị đổ. Vào ngày tháng năm Tân Sửu (1841) cùng sửa lại 10 bộ vì cầu đá. Cho đến mùa Hạ năm Bính Ngọ (1846) việc tu sửa hoàn thành, toàn dân mỗi người một chút bằng những tấm lòng đã gom được công đức...”.
Dòng sông tiếp tục chảy qua địa phận Nông Vụ, xã Hội Xá (nay là phường Phúc Lợi) đi ngược lên Lệ Mật, xã Việt Hưng (nay là phường Việt Hưng) rồi nhập vào dòng Thiên Đức (nay là sông Đuống). Đôi câu đối hiện còn tại chùa Lệ Mật (chùa Cổ Giao), nói về vị thế của ngôi chùa, đề rằng:

“Đối diện Thường Sơn phiếu nhật nguyệt
Cận lâm Nghĩa thuỷ tẩy trần ai”
Nghĩa là:
“Đối diện núi Thường khều nhật nguyệt
Gần sông Nghĩa Trụ rửa bụi trần”

Núi Thường là núi gì? thì chưa có điều kiện bàn đến nhưng ở đây, chúng tôi muốn nói đến cái thuỷ danh Nghĩa Trụ và cũng là nói đến điểm kết của dòng chảy này, của nhánh thứ hai trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên thuộc Hà Nội.

Điểm qua một chút cơ bản về dòng chảy địa lý – dòng sông Nghĩa Trụ chẳng qua là cái cớ/cái mở đầu để tìm về quá khứ, tìm về vẻ đẹp muôn đời qua đúc kết của dòng chảy lịch sử. Đó chính là những giá trị có trong bản thân một vài di chỉ, di tích tiêu biểu bên dòng Nghĩa Trụ thuộc địa phận huyện Gia Lâm và quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Như trên đã đề cập, sông Nghĩa Trụ là dòng sông cổ, ngoài chức năng/nhiệm vụ tiêu/cấp nước của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước thì nó còn là huyết mạch giao thông chính của người Việt cổ nơi đây. Chính hai bên dòng sông này, người Việt cổ đã từng sinh sống, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Điều này được minh chứng qua kết quả các đợt khai quật khảo cổ học. Địa bàn xã Đa Tốn (Gia Lâm), dấu tích Đông Sơn phát hiện thấy trên một vùng đất khá rộng. Tại di tích “Nghè Cũ” giáp bờ phải sông Nghĩa Trụ, vào năm 1974 đã phát hiện một chiếc thạp đồng thau loại lớn ở độ sâu 30 cm. Khi mới phát hiện, lòng thạp đầy đất; đáy thạp có màu đen của than củi. Thạp còn khá nguyên lành, bề ngoài có màu vàng xám xen nhiều mảng rỉ xanh. Thạp cao 42 cm, đường kính miệng 44 cm, đáy thạp thu vào, đường kính 37 cm. Thạp có đôi quai kiểu mui thuyền. Trang trí trên thạp có 8 băng hoa văn nổi, gồm hai loại vạch: vạch đứng song song và văn tròn có chấm giữa và tiếp tuyến. Đây là hai loại hoa văn trang trí trên trống đồng, thạp đồng, vũ khí và các dụng cụ khác bằng đồng của văn hoá Đông Sơn. Trong khu vực “Nghè Cũ” còn thấy nhiều mảnh gốm thuộc giai đoạn Đường Cồ, Đông Sơn muộn có trang trí hoa văn khắc vạch chéo, song song hoặc in ô vuông... “Tầng văn hoá” ở đây còn thấy nhờ các mặt cắt của thùng lò, có chỗ dày trên dưới 1m. Niên đại của di tích này vào khoảng đầu Công nguyên. Theo dòng Nghĩa Trụ, chạy đến địa phận thôn Lê Xá, ở phía bờ phải chúng ta lại gặp một di chỉ “Nghè ông Hai”. Di chỉ này phát lộ một chiếc rìu đồng lưỡi cong có họng hình chữ nhật. Trên một mặt rìu trang trí nổi hoa văn ô trám lồng và vạch song song. Rìu có chiều dài 9,3 cm; rộng lưỡi 6,4 cm. ở giữa thân rìu có tra chốt hãm, lưỡi rìu có nhiều vết xước lớn, chứng tỏ rìu đã qua thời sử dụng nhiều. Ngoài rìu còn thấy một chiếc dáo đồng kiểu “búp đa”, dài 10 cm nhưng đã hỏng phần họng và mẻ hai rìa lưỡi. Các mảnh gốm cũng phát lộ nơi đây thuộc cùng loại với như ở “Nghè Cũ”.

Khoảng cách giữa di tích “Nghè Cũ” và “Nghè ông Hai”, ở sát bờ trái sông Nghĩa Trụ là di tích “Gốc Đề”. Nơi đây phát lộ hai chiếc dáo “búp đa” còn khá nguyên lành, thường thấy trong các mộ quan tài hình thuyền, niên đại thế kỉ 1-2 sau Công nguyên.
Cũng tại các di tích nêu trên bên dòng sông Nghĩa Trụ còn tìm thấy nhiều di vật của thời văn hoá kiểu Hán – Lục triều - Đường, thuộc 10 thế kỷ đầu Công nguyên. Đó là những di vật như gạch xây mộ kiểu “Hán” có văn hoa trám lồng nổi trên một cạnh, gốm “Hán” in ô trám lồng, đồ bán sứ, bình hũ gốm men rất độc đáo.

Như vậy, đôi bờ sông Nghĩa Trụ dấu tích văn hoá và lịch sử ở 10 thế kỷ đầu Công nguyên còn thấy khá nhiều. Điều đó chứng tỏ trên vùng đất ven sông Nghĩa Trụ có dấu tích hoạt động liên tục của con người. Ở thời đại Hùng Vương đã có nhiều xóm làng quần cư đông đúc. Đó chính là tiềm năng làm nên điểm sáng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà bằng cứ là nghĩa quân của ba anh em họ Đào ở Lê Xá (Đa Tốn), rồi danh tướng Khoả Ba Sơn được thờ ở Xuân Đỗ Hạ (Cự Khối). Những bằng chứng vật chất ấy, những chiến công ấy vẫn được nhân dân ca ngợi, ghi lòng tạc dạ trở thành tấm gương soi, là niềm tự hào cho các thế hệ lưu danh, thờ phụng.

Dấu tích vật chất dưới thời Lý và Trần bên bờ sông Nghĩa Trụ cũng chỉ tìm thấy trong lòng đất ở các di chỉ khảo cổ học trải dài từ điểm đầu chi lưu của dòng sông Cái (sông Hồng) với hai bên bờ của địa phận xã Bát Tràng và Kim Lan, qua Kiêu Kỵ đến Đa Tốn. Bằng kết quả 3 đợt khai quật khảo cổ học tại khu vực bãi Hàm Rồng, xã Kim Lan vào năm 2001, 2003 và 2005 cho thấy: Di vật ở bãi Hàm Rồng rất phong phú, bao gồm tiền đồng, gạch ngói, vật liệu kiến trúc trang trí, dấu tích lò gốm, bàn xoay, con kê... Ngoài những di vật có từ thời Đường (thế kỷ 7 đến thế kỷ 10) thì nhiều và phổ biến là gốm thời Trần và Lê. Các nhà khai quật khảo cổ học kết luận nơi đây là nơi sản xuất gốm vào thế kỷ 13 – 14. Đó là một sự mở rộng phạm vi của trung tâm gốm Bát Tràng. Cũng tại các di chỉ khảo cổ học bên dòng Nghĩa Trụ được phát lộ vào những năm 1984 (di tích Nghè ông Hai) là cây tháp cao khoảng 50 cm có trang trí nổi ở khoảng giữa một hình phật bà quan âm ngồi trên toà sen và các hoa văn trang trí khác mang phong cách nghệ thuật Lý; rồi những phát lộ vào năm 1978 và năm 1982 tại di tích Nghè Cũ là những hiện vật gốm có trang trí hoa văn cánh sen với các thể loại gốm men nâu, âu gốm men ngọc, chậu và bát đĩa men ngà và rất nhiều những hiện vật khác, với các chủng loại khác nhau có phong cách nghệ thuật Trần. Như vậy với những phát hiện và kết quả khai quật khảo cổ học bên dòng sông Nghĩa Trụ như một khẳng định về giá trị to lớn của cái “Thuỷ danh” này là “nhịp cầu” giao lưu giữa các tiểu vùng miền ven sông nước của chốn Kinh bắc xưa hay nó là một huyết mạch giao thông rất quan trọng của khu vực nam phần tỉnh Bắc Ninh. Điều đó cũng quan trọng, nhưng vấn đề đặt ra là con sông tiêu/cấp nước này nó gắn liền với nghề nông, nghề buôn bán thương thuyền xuôi ngược để từ đó đưa ra nhận định về cách ứng xử của con người vùng ven sông nước này thông qua một vài di tích, lễ hội và những nghi thức cộng đồng tiêu biểu.

Như chúng ta được biết, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, triều đình nhà Lê lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống và do vậy vào thế kỷ 15, phật giáo bị chính quyền hạn chế, ngôi chùa không còn điều kiện phát triển. Trước đó, trong cuộc chiến tranh xâm lược, giặc Minh đã tàn phá khá nhiều ngôi chùa. Và như thế, phật giáo bị đẩy lùi xuống hàng thứ yếu, ẩn mình nơi thôn dã. Sang thế kỷ 16, nhà Mạc đã mở đầu cho giai đoạn mới. Trên bình diện mỹ thuật, đó là thời kỳ mở đầu của nền nghệ thuật dân gian phát triển. Sự vươn lên của nền kinh tế, trong đó là sự phát triển của thương mại gắn với thương thuyền, với mặt nào đó, tư tưởng được cởi mở hơn, khiến cho các tôn giáo, tín ngưỡng có điều kiện phục hồi và phát triển. Ngôi chùa và các kiến trúc khác đương thời đã phát triển mạnh mẽ dọc theo các đầu mối giao thông đường sông. Trong những con đường giao thông ấy phải nói đến con sông Hồng cùng các chi lưu của nó mà một trong số các chi lưu ấy cũng không ngoại trừ dòng sông Nghĩa Trụ. Dọc theo bờ dòng sông này phải kể đến những ngôi chùa tiêu biểu như chùa Minh Ngộ (xã Kiêu Kỵ), chùa Đào Xuyên (xã Đa Tốn), chùa Cầu Bây (phường Thạch Bàn), chùa Lệ Mật (phường Việt Hưng) và nhiều ngôi chùa khác.

Nhang án đá chùa Minh Ngộ (đầu TK XVII)

Trước hết chúng tôi xin tiếp cận với ngôi chùa Minh Ngộ. Ngôi chùa này nằm bên bờ trái sông Nghĩa Trụ mà người dân nơi đây gọi là sông Cầu Chùa. Minh Ngộ theo nghĩa Hán tự có nghĩa là trí tuệ, ánh sáng của Phật chiếu rọi để chúng sinh giác ngộ. Quy mô ngôi chùa hiện nay không rộng, chùa quay hướng Tây Nam, phía trước Tam quan có ao sen cách qua con đường dân sinh, sau Tam quan là khoảng đường rộng tiến vào Tam bảo. Phía bên phải là nhà Mẫu, bên trái là nhà Tổ và đối diện nhà Tổ là đình làng được chuyển về cách đây khoảng 20 năm. Kiến trúc hoàn toàn mới và bố cục mặt bằng các hạng mục công trình đã không còn qui chuẩn theo cổ truyền. Duy chỉ còn ngôi Tam bảo có kết cấu chữ “Đinh” và là sản phẩm của nghệ thuật đầu thế kỷ 20, đang xuống cấp nghiêm trọng. Chắc chắn rằng ngôi chùa đã được xây dựng lại vào đầu thế kỷ 20. Về mặt giá trị của kiến trúc coi như sự nhận thức truyền thống đã bị suy lạc. Chúng ta chỉ có thể đọc được ở đây những giá trị thông qua một vài đồ thờ. Ngoài hệ thống tượng tròn được tạo tác có phong cách nghệ thuật thế kỷ 19, thì đáng quan tâm tới pho tượng Hậu bằng đá được đặt tại bên phải toà Tiền đường mang phong cách nghệ thuật cuối thế kỷ 18, pho tượng gỗ “Chúa Bà” trong tư ngồi “Kiết già hàng ma”, hai tay để úp thẳng trước lòng đùi với bộ mặt khá đẹp, đầu tượng đội mũ với vành “Thiên quan” có những biểu tượng của các đao mác bay lên và các bông cúc nổi khối. Đây là sự kế thừa nghệ thuật thế kỷ 16, 17. Tường bên trái Tiền đường còn gắn một tấm bia, lòng bia đã bị cạo chữ mà thay vào đó là lời văn dưới thời Nguyễn. Trán bia, diềm bia vẫn còn những hoa văn rồng, cúc, cánh sen mang phong cách nghệ thuật thế kỷ 17. Điều quan tâm nhất ở ngôi chùa này là chiếc nhang án đá, hiện được đặt giữa lòng hai cột cái gian giữa Tiền đường và hai cột cái cái gian đầu Thượng điện. Nhang án có chiều dài 2,9m, rộng 1,1m và cao 1,15m được chia làm ba tầng. Tầng trên được tạo dạng đài sen với hai hàng ngửa và một hàng úp, thân nhang án được chia làm hai, có chia các ô chữ nhật. Trong lòng ô chữ nhật chạm rồng thân thắt túi và rồng thân yên ngựa, hoa cúc, “sừng tê ngọc báu” trong viền lá đề... Đế nhang án dạng úp có chạm các đường viền lượn, hoa văn sóng nước. Nhang án này là sản phẩm nghệ thuật cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17. Với những đề tài trang trí như hoa văn “sóng nước”, “sừng tê ngọc báu”, chúng tôi cho rằng đây là sản phẩm của cư dân thương thuyền.


Trước khi tiếp cận với ngôi chùa Đào Xuyên, chúng tôi muốn nhắc lại câu ca dao khá nổi tiếng mà nhiều lần, trong đó tại cuộc hội thảo khoa học về Luy Lâu năm 1998, Cố giáo sư Trần Quốc Vượng đã đọc:

“Lênh đênh hai, ba mũi thuyền kề
Thuyền ra sông Nhị, thuyền về sông Dâu”

Rõ ràng vào thế kỷ 16, 17 với sự phát triển của thương thuyền buôn bán xuôi ngược từ trung tâm Luy Lâu về Kẻ Chợ/ Kinh đô Thăng Long đã cho ra đời câu ca dao ấy để phản ánh sự tấp nập buôn bán, sự giao lưu thông thương bằng đường thuỷ. Trên con đường từ Thăng Long về Dâu/Luy Lâu ấy thì rõ ràng muốn từ sông Nhị/sông Cái/sông Hồng đến sông Dâu tất phải qua sông Thiên Đức/sông Đuống và cả việc đi qua sông Nghĩa Trụ ra sông Đuống về sông Dâu hoặc qua sông Nghĩa Trụ về thẳng sông Dâu qua khu vực Phú Thị, Dương Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm). Chúng tôi xin nhắc lại câu ca dao của người dân Đa Tốn:

“Cầu Vương có chốn thanh nhàn
Có sông tắm mát có hàng nghỉ ngơi
Tháng tám thì đi xem bơi
Tháng hai xem hội, tháng mười đúc chuông”

chùa Đào Xuyên có tên chữ là Thánh Ân (ơn vua hay ơn chúa), chùa quay hướng Đông Nam, nằm bên bờ sông Nghĩa Trụ, nhìn ra cánh đồng bao la lộng gió (tức Đa Tốn) và dòng sông Nghĩa Trụ quanh năm đầy nước. Ngôi chùa này được tôn thêm cảnh đẹp của sông nước và cây cỏ. Đôi câu đối còn lưu tại chùa có đề:

“Ban sinh thảo thuý lan minh thú
Hậu sắc thanh phong bạch nhật gian”
Nghĩa là:
“Nơi đây cỏ biếc lan thơm ngát
Sắc đượm gió đưa giữa ban ngày” 

Không chỉ có vậy, chùa được dựng trên một thế đất được coi là ‘‘Cổ tích danh lam’’. Trong bài minh của văn bia lập năm Đức Long thứ 7 (1635) có đoạn:
“Đất Bắc nước Việt, có chùa Thánh Ân, nhân bồi nền cũ, xưa có hình kim, thời thế đã lâu, cột tường xiêu vẹo, có Hoàng nội phủ, lòng thành mến thiện, xẻ cây đào gỗ, đốc thúc công trình, quy mô hoành tráng, chế độ nguy nga, ngầm giúp vận nước, phúc khắp chúng sinh, công ấy đức ấy, khắc đá làm minh”.
Cũng trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa được tu sửa nhiều lần, đến nay chúng ta chỉ đọc được những giá trị ở những hiện vật thông qua hệ thống tượng thờ. Hệ thống tượng ở đây chủ yếu có niên đại Nguyễn (thế kỷ 19) nhưng điều đáng quan tâm là pho tượng Quan âm toạ sơn mang phong cách nghệ thuật Lê (thế kỷ 17) đặt tại gian bên phải nhà Tổ và đặc biệt là pho tượng Quan âm Nam hải đặt ở trung tâm phật điện. Có khả năng, khởi nguyên chùa chỉ thờ Quan âm Nam Hải mà câu minh ‘‘Chùa cũ hình kim’’ như một minh chứng. Tượng Quan âm Nam hải ngự trên đài sen, phía dưới có Ô Nan Đà Long Vương dạng quỷ đầu rồng nhô trên mặt biển đội lấy đài sen như sự khẳng định thế giới bên dưới quy y Phật Pháp. Tượng có 42 tay lớn và 652 tay nhỏ, các tay nhỏ được phân bố 5 lớp mọc theo từng cặp cân xứng hai bên sườn. Các đôi tay ấn quyết khác nhau, đôi tay trên cùng đỡ lấy mặt trăng, mặt trời như sự đề cao Phật Pháp, đôi tay chính ấn quyết ‘‘Liên hoa hợp chưởng’’. Ngoài những hoa văn chạm khắc như đài sen, hoa cúc thì còn có biểu tượng “Sừng tê ngọc báu”, hoa văn “sóng nước”. Chính nhờ vào bố cục tạo tác, các hình tượng, hoa văn chạm khắc cho thấy đây là sản phẩm của nghệ thuật Mạc (thế kỷ 16).

Tượng Quan âm Nam Hải (Thời Mạc - TK XVI)

Xuôi dòng Nghĩa Trụ, đến địa phận Thạch Bàn, chúng tôi được tiếp cận ngôi chùa Cầu Bây. Chùa có tên chữ là Thiên Phúc (tức điều phúc của trời ban xuống cho con người). Ngôi chùa này cũng không còn giữ lại được kiến trúc khởi nguyên, kiến trúc chỉ còn là sản phẩm của nghệ thuật đầu thế kỷ 20. Chúng ta chỉ đoán định niên đại khởi dựng của ngôi chùa thông qua tấm bia đá niên đại Hoằng Định thứ 10 (1609). Tấm bia này đã có thời bị ‘‘phiêu bạt’’ ở cánh đồng gần chùa, năm 2006 do chính chúng tôi mang về chùa để khảo cứu tư liệu bổ sung cho việc xếp hạng di tích. Nội dung văn bia cho biết năm Đinh Mùi (1607), sư trụ trì đã cho hưng công tu tạo tả hữu hành lang, tiền đường, án tiền, làm mới tượng các toà. Như vậy có khả năng chùa được khởi dựng vào thế kỷ 16. Năm 1797, chùa đúc lại chuông lớn. Nội dung bài minh chuông có ghi:
“Thượng Đức Chân đà Tỳ kheo sa tăng tuỳ nhân vịnh tự Đạo trị pháp Huệ Vũ thiền sư. Trước kia trụ trì ở chùa Phúc , Tổ sư tự là Huệ Viên truyền cho con trai tự là Huệ Nương đến Thiền sư Chí Thử truyền về bản thôn là Hoàng thiền sư tự là Huyền Tiên hiệu đạo là Huệ Tăng hưởng thọ 84 tuổi, truyền cho con trai tự là Đức Trọng hiệu đạo là Huệ Dung thiền sư hưởng thọ 73 tuổi, truyền lại cho con trai trụ trì tại chùa Phúc. Hoàng Đức Tông tự là Pháp Linh hiệu đạo là Huệ Vỹ được 66 năm, tiếp sau là con trai Hoàng Đức Lượng tự là Phổ Tế hiệu đạo là Huệ Hồng phát con trai là Hoàng Nguyên, Hoàng Thượng, Hoàng Đổ cùng tu ở chùa…”
Đây là một chi tiết hiếm thấy và có phần xa lạ với các kiếp tu hiện nay, đó là: Sư có vợ, thậm chí lại còn cha truyền con nối. Trước đây chúng tôi cũng đã đôi lần thấy hiện tượng này nhưng không phải thấy ghi quá kỹ như ở đây. Chi tiết này như gợi ý về một dòng tu thiền đã từng phổ biến ở nước ta trong hàng nghìn năm, đó là dòng Vinitaruci khi đã có sự chuyển hoá để hoà với thiền định mật tông (Tantra), một hệ phái coi trọng cái đức tĩnh dục để đạt đạo, nhưng sau đó kẻ hành giả có thể tự cho cái quyền sử dụng cử chỉ gắn với dục tính để thức tỉnh con rắn tính khí Kundaini, gọi nó vươn lên não bộ phối hợp với "nguồn sống" có nghĩa là sự phối hợp vũ trụ hoá giữa thần linh với chính tinh khí của người biểu hiện.

Bỏ qua các điểm bên đôi bờ Nghĩa Trụ, chúng tôi dừng chân tại một danh lam khá nổi tiếng và cũng là điểm cuối của dòng sông này trước khi nó nhập vào dòng Thiên Đức xưa, đó là cụm di tích đình, chùa Lệ Mật (phường Việt Hưng, quận Long Biên). Trước hết là ngôi đình Lệ Mật, ngôi đình này được khởi dựng từ bao giờ thì chưa biết nhưng cách đây khoảng 100 năm, nó được chuyển về vị trí như hiện nay, trong khu vực của ngôi chùa cũ mà bằng chứng là nó tái sử dụng hệ thống chân tảng cột chùa. Những chân tảng đá có những cánh sen với đường nét hoa văn mang phong cách nghệ thuật Lê (cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18). Những cánh sen này như nói rằng: “8 vạn 4 ngàn pháp môn qui về một cội”. Đình Lệ Mật tôn thờ ông Hoàng Quý công, có công đánh giảo long cứu xác công chúa nhà Lý trên sông Thiên Đức. Ngoài sự tích, những ý nghĩa vượt lên trên hết là việc chống thuỷ quái, trị thuỷ tặc của cư dân nơi đây, nó còn minh chứng rằng xuất thân của con người này đại diện cho một cư dân nông nghiệp và thoáng đâu đó có nghề chài lưới. Chúng tôi nhận diện được như vậy ở khía cạnh sau:
Một là một cư dân ven sông nước làm nghề nông, cái đáng sợ nhất là thiên tai, lũ lụt mà vùng đất Lệ Mật là vùng chiêm trũng. Việc đánh thuỷ quái cũng như hình tượng kiếm của Thần mang yếu tố dương, gắn với lửa, chứa đựng một siêu lực vô bờ bến, được đồng nhất với sấm chớp. Một trong những quan niệm chung của nhiều cư dân trên thế giới là kiếm chém xuống nước được coi như sấm sét đánh xuống thuỷ quái, mang nghĩa của một hình thức chống lụt. Tất nhiên hình thức dùng kiếm thần chém thuỷ quái không chỉ gắn với riêng ông Hoàng Lệ Mật mà còn liên quan tới rất nhiều thần linh khác, như cả Trấn Vũ, Linh Lang, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi.
Hai là, người anh hùng làng Lệ Mật có xuất thân của cư dân chài, rất giỏi bơi lặn. Mà sự tích “Chém giảo long” cho thấy quan quân triều đình không đủ khả năng để tìm xác công chúa, chỉ có người Lệ Mật thuần thục sông nước để mà “sống chung với lũ” trên tinh thần trị thuỷ.

Chuyển sang ngôi chùa Lệ Mật (chùa Cổ Giao) đã bị dịch chuyển trong đợt chuyển đình về vị trí nêu trên. Xưa kia, chùa có quy mô rất hoành tráng. Văn bia tại chùa lập năm Bảo Thái thứ 4 (1723) ghi lại rằng:
“Xã ta vốn có núi đẹp, vốn có mạch nguồn, thật là đất phúc. Phía trước hướng Chu Tước (hướng Nam), phía sau hướng Huyền Vũ (hướng Bắc) tám ngả chầu về, tay trái là Bạch Hổ, tay phải là Thanh Long, bốn thần bao bọc, cảnh tượng dân chúng thái bình, gắn bó mãi mãi. Đào Nhân Thọ chứng vận mệnh trời lấy ruộng chia cho mọi người canh tác, đời sống nhân dân được hưởng phúc thái bình. Có chùa Cổ Giao là danh lam từ xa xưa đã bị nghiêng đổ, mọi người may gặp phủ sĩ sở Hoa Lâm là Khả Văn Tài tự là Phúc Hải, vợ là Lương Thị Ổn hiệu là Từ Niệm đã không tiếc gia sản tự nguyện bỏ ra công đức 40 quan tiền, 5 sào ruộng tốt để mua gỗ tốt làm cột kèo tu bổ chùa. Do vậy mà phật pháp nguy nga, người vật yên ổn. Nhân đó bản xã nguyện lập Khả Văn Tài tự là Phúc Hải, vợ là Lương Thị Ổn hiệu là Từ Niệm làm hậu phật được cúng tế trong chùa. Cứ ngày sóc vọng (rằm, mồng một) và các tết được dâng hiến trang nghiêm”.
Cũng như nhiều ngôi chùa nêu trên, đáng quí nhất ở chùa Lệ Mật còn lưu giữ bộ tượng Tam thế phật được tạo tác ngồi trên đài sen trong tư thế “Kiết già hàng ma”, mỗi pho tượng có ấn quyết khác nhau như pho giữa ân quyết Thiền định “Sâmmachi”, pho bên phải ấn quyết “Gia trì bổn tôn” và pho bên trái ấn quyết “Vô uý”. Tượng có khuôn mặt trái soan, trước ngực có dải “anh lạc”, dưới đài sen là bệ có tạo tác biểu tượng rồng trong lòng lá đề. Đây là sản phẩm của nghệ thuật tạo hình cuối thế kỷ 16, đầu 17.
Chỉ điểm qua vài di tích tiêu biểu nêu trên cũng thấy rằng trong giai đoạn thế kỷ 16 – 17 và cả sang đầu thế kỷ 18 thì dòng Nghĩa Trụ đã được khai thác mạnh mẽ một chức năng hết sức quan trọng, đó là huyết mạch giao thông đường thuỷ, thông thương thương mại. Những di tích bên bờ sông được ra đời trong giai đoạn này mà đặc biệt là những ngôi chùa thờ Quan âm Nam hải như vừa là minh chứng nhưng đồng thời nó là hệ quả của bối cảnh xã hội đương thời.

Trong quá trình khảo sát thực địa trên địa bàn quận Long Biên, chúng tôi thấy rằng sông Nghĩa Trụ còn có các chi lưu nhỏ mà nay chỉ còn là con mương nhỏ hoặc dòng lạch, hoặc chỉ còn tồn tại trong ký ức của người dân địa phương. Những chi lưu nhỏ này tiêu nước từ các khu vực làng quê và những cánh đồng rồi đổ ra sông Nghĩa Trụ. Điều đáng chú ý là bên cạnh các dòng lạch ấy xuất hiện các di tích thờ Linh Lang. Đó là những ngôi đình Ngô, Cầu Bây (phường Thạch Bàn), Thổ Khối (phường Cự Khối), Nha, Trạm (phường Long Biên), Trường Lâm (phường Việt Hưng), Sài Đồng (phường Phúc Đồng)... Và, trong các lễ hội đó còn có những trò diễn, những nghi thức dân gian gắn với việc cầu mưa, cầu mùa của cư dân nông nghiệp ven bờ sông Nghĩa Trụ này.
Nổi bật trên hết của những trò diễn, những nghi thức cộng đồng ấy là trò kéo co ngồi, tục “Chạy ngựa” và “Chém lợn” tại đình Cầu Bây (Thạch Bàn) hay múa “Lột rắn” ở đình Trường Lâm (Việt Hưng) và gần đây tại lễ hội đình Nông Vụ (phường Phúc Lợi) vào dịp mồng 10 tháng 2 lịch trăng lại có tục “Mổ trâu”. Trâu được tắm rửa sạch sẽ sau đó chọc tiết rồi đem thui để tế thần. Đáng chú ý là “Bát mao huyết” mà theo các già làng Nông Vụ kể lại thì trước đây tiết trâu được cho vào trong một ống tre/nứa rồi bỏ vào ít lông được lấy từ khoáy trâu dâng tế thần chứng giám, sau đó đem chôn ở một ngôi miếu phía sau đình. Chúng tôi ngờ rằng miếu này là miếu thờ Thổ địa. Việc đem chôn bát mao huyết ở miếu thổ địa cũng như đem chôn trước bức bình phong (có tượng hổ) là gợi ý cho Thổ thần hãy theo cách gợi ý của chúng dân mà mở mang sản xuất đem đến mùa màng bội thu.

Suy cho cùng những trò diễn, những nghi thức cộng đồng của các làng quê ven dòng Nghĩa Trụ là sự hội tụ những điều tốt lành của lịch sử, những ứng xử của con người trước sông nước, mà một khi nó được thiêng hoá thì Linh Lang là hiện thân của thần tiêu thoát nước và Linh Lang lại là sự thiêng hoá của dòng Nghĩa Trụ đầy tính lịch sử này.

Giờ đây những nghi thức ấy, những trò diễn ấy tuy đã bị biến đổi nhiều, vì ý nghĩa khởi nguyên dần bị suy lạc hoặc có nơi mới bước đầu khôi phục lại. Nhưng, trên tinh thần đó chúng ta thấy rằng từ xa xưa cho đến bây giờ, những cư dân bên dòng sông Nghĩa Trụ đã tạo nên những giá trị truyền thống hết sức phong phú. Đó là việc khai thác dòng sông thành con đường huyết mạch, việc ứng xử với thiên nhiên trong việc trị thuỷ và cả việc mở mang sản xuất mà chủ yếu là nông nghiệp nhưng bên cạnh đó có phần nào phát triển thương mại.

Giờ đây những nghi thức nông nghiệp đã chìm trong vô thức mà những diễn xướng dân gian vẫn là phần hữu thức không thể thiếu của đời sống tâm linh. “Lội dòng nước ngược”, hoà mình vào dòng sông Nghĩa Trụ cũng là để tìm lại chính cái vẻ đẹp muôn đời muôn thuở./.

Bùi Thế Quân



Bài cũng được đăng với tên: "Một dòng sông cổ với di sản văn hóa" tại trang Web: UBND Quận Long Biên Thành phố Hà Nội, 10/04/2013.

Nhà họa sĩ Tô Ngọc Vân - Tố Hữu

Friday, September 16, 2011
_ Tố Hữu _


Nhà Anh, cuối phố Yết Kiêu
Chợ ngồi, rau quả sớm chiều, ngoài hiên
Bán mua, chào giá, trao tiền
Ai hay Anh tự cõi tiên, nhìn đời!

Phòng riêng, chẳng lọt nắng trời
Trông lên, chợt thấy tranh tươi bút thần
Dịu dang, người đẹp thanh tân
Nghiêng đầu bên huệ trắng ngần, tương tư...
Người hay mơ đó, thực hư ?
Năm mươi năm lẻ, tưởng như còn nàng!

Bâng khuâng lại nhớ đến chàng
Long lanh ánh mắt, nở nang miệng cười
Tuyệt vời, Tô Ngọc Vân ơi!
Tài hoa màu sắc, cho đời nên tranh.
Mũ vải mềm, mảnh áo xanh
Nẻo quê, xóm núi, bóng Anh đi về.

Đường dài kháng chiến mài mê
Chân Anh nào biết phút tê tái lòng
Anh đi, để giọt máu hồng
Dáng Anh lồng lộng cánh đồng Điện Biên!

5-3-1991

 ❧ ❀ ❧ 

Nguồn: Thi Viện.


Xem: BÀI THƠ TỐ HỮU VIẾT TẶNG TÔ NGỌC VÂN - Đinh Quang Tỉnh, 08/01/2011,13:32:41

NGHĨA TRỤ KIỀU KHẨU CHIẾM - Phạm Đình Hổ - (Nguyễn Chân dịch)

Thursday, September 15, 2011

Lại qua cầu Nghĩa Trụ 經 義 柱 橋 次 原 韻

Phạm Đình Hổ (范 廷 琥)
Thơ chữ Hán do Nguyễn Chân dịch ra Việt-Pháp-Nga



經 義 柱 橋 次 原 韻
范 廷 琥

又 從 義 柱 溪 頭 過
鷗 爪 依 依 篆 白 沙
吟 罷 舊 題 還 自 笑
窮 途 猶 自 步 當 車


KINH NGHĨA TRỤ KIỀU THỨ NGUYÊN VẬN
Phạm Đình Hổ

Hựu tòng Nghĩa Trụ khê đầu quá
Âu trảo y y triện bạch sa
Ngâm bãi cựu đề hoàn tự tiếu
Cùng đồ do tự bộ đương xa.

Dịch nghĩa:

LẠI QUA CẦU NGHĨA TRỤ HOẠ NGUYÊN VẦN
Phạm Đình Hổ

Lại theo đầu ngòi Nghĩa Trụ mà đi qua
Móng chim âu rành rành hằn trên cát trắng
Đọc xong câu thơ đề trên cầu khi trước lại cười mình
Cùng đường còn tự bước, đua với xe.


--------------------------
PHẠM ĐÌNH HỔ (1768-1839), người Hải Dương, bạn của nữ sĩ HỒ XUÂN HƯƠNG, đi thi nhiều làn chỉ đỗ Tú Tài. Làm quan đời nhà NGUYỄN, chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, Tế Tửu Quốc Tử Giám, Thị giảng Học Sĩ. Có nhiều tác phẩm về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí.



LẠI QUA CẦU NGHĨA TRỤ HOẬ NGUYÊN VẦN

Phạm Đình Hổ

Lại qua Nghĩa Trụ đầu ngòi
Móng chim vẫn rõ trên doi cát vàng
Thơ xưa đọc lại cười khàn
Cùng đường còn muốn đua quàng với xe!

Nghĩa Trụ đầu sông lại trở về
Dấu chim trên cát vẫn chưa nhoè
Thơ xưa đọc lại cười trong bụng
Ngõ cụt còn hòng rỡn với xe!

RÉPONSE AU POỀME MENTAL SUR LE PONT NGHIA TRU
PHAM DINH HO

Ici, au pont Nghia Tru on vient de s’en retourner
Les traces des mouettes restent encor sur le sable
On se rémémore aux anciens vers et rit sous cape:
À l’impasse à concourir avec la carrosse on se met!

NGUYỄN CHÂN 29.03.2012

ОТВЕТ НА ПОЭМУ О МОСТЕ НГИА ЧУ
ФАМ ДИНЬ ХО

Хожу опять вдоль этой реки.
Следы чаек на песках ещё видны.
Повторю старые стихи, щутя над собой:
В тупике хочется ещё
Пешком вступить в гонку с тройкой!

NGUYỄN CHÂN 30.03.2012 (Вольный перевод)


Nguồn: CLB tho van



NGHĨA TRỤ KIỀU KHẨU CHIẾM

Phạm Đình Hổ
(Nguyễn Chân dịch)



義 柱 橋 口 占
范 廷 琥

雲 擁 蜃 樓 橫 兩 岸
日 移 虹 影 印 長 沙
塵 中 誰 是 題 橋 客
拂 袖 歸 來 駟 馬 車


NGHĨA TRỤ KIỀU KHẨU CHIẾM (*)
Phạm Đình Hổ

Vân ủng thận lâu hoành lưỡng ngạn
Nhật di hồng ảnh ấn trường sa
Trần trung thuỳ thị đề kiều khách
Phất tụ qui lai tứ mã xa.(**)

Dịch nghĩa:

BÀI THƠ CHƯA VIẾT RA VỀ CẦU NGHĨA TRỤ
Phạm Đình Hổ

Mây ôm cầu ảo vắt ngang đôi bờ
Mặt trời dời bóng cầu in lên bãi cát
Trong đám bụi trần ai là khách đề thơ lên cầu
Phất tay áo trở về dong xe tứ mã.

————————
(*) Cầu bắc qua sông Nghĩa Trụ ở huyện Văn Giang, Hưng Yên.
(**) Điển tích : Tư Mã Tương Như, đời Hán, thuở hàn vi, khi đi qua cầu ở phía tây Tràng An có đề vào chân cầu: ”Nếu ta không ngồi xe, cưỡi ngựa thì không trở lại cầu này”.



BÀI THƠ CHƯA VIẾT VỂ CẦU NGHĨA TRỤ
Phạm Đình Hổ

Mây ôm lầu ảo ngang sông.
Bãi xa cát trắng cầu vồng sáng soi.
Chân cầu thơ khắc, ai người:
Sẽ xe tứ mà về chơi cầu này!


Mây ôm lầu ảo vắt ngang sông.
Cát trắng bãi xa bóng cầu vồng.
Thơ khắc chân cầu ai đó tá?
“Quay về bốn ngựa thẳng xe rong!”

POÈME MENTAL SUR LE PONT NGHIA TRU
PHAM DINH HO
Les nues couvrent le palais fictif reliant deux rives.
L’arc-en-ciel jète sur le lais son ombre qui dérive.
Qui a laissé sur le pilier de ce pont son écrit:
“Je reviendrai sans doute glorieusement ici!”


ПОЭМА ПРО СЕБЯ О МОСТЕ НГИА ЧУ
ФАМ ДИНЬ ХО
Покрывают мнимый дворец на реке облака.
Набросает свою сень на нанос радуга.
Кто оставил свои стихи на опоре моста,
Которые заявили бодро:
“Повернюсь на тройке несомненно!”


Nguồn: docago

Làng Nhân Vực với những kỷ vật liên quan đến học giả Phạm Quỳnh

Monday, September 12, 2011
_ Khúc Hà Linh _

Lời dẫn của Phạm Tôn:
Các bạn đã biết đôi nét về bà Lê Thị Vân, vợ nhà văn hóa Phạm Quỳnh qua bài Năm 16 tuổi, Phạm Quỳnh lấy vợ đồng tuổi Nhâm Thìn của Dã Thảo đưa lên blog chúng tôi tuần 4, tháng 11 năm 2009. Nay, chúng tôi xin mời các bạn về quê bà ở làng Nhân Vực để biết rõ hơn về bà, gia đình và quê quán bà, cũng như cái tình của nhà văn hóa Phạm Quỳnh với gia đình bên nhà vợ và quê vợ qua bài của Khúc Hà Linh đăng trên tạp chí Xưa và Nay, cơ quan của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 345 tháng 12-2009, các trang 34-35.

—o0o—



Từ đời Trần về trước, làng Nhân Vực, tổng Xuân Cầu thuộc huyện Tế Giang, đến đời vua Lê Quang Thuận mới đổi là Văn Giang. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1831) Xuân Cầu thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Đó là vùng quê văn hiến lâu đời, truyền thống khoa cử. Trong làng có đình, chùa, văn chỉ, giếng cổ.

Làng Nhân Vực có đền thờ bà Đào Thị Ngọc Liễu, mẹ vua Lê Cảnh Hưng, tức là vợ vua Lê Thần Tôn. Đây là quê vợ học giả Phạm Quỳnh, nhà văn hóa đã từng là chủ bút tạp chí Nam Phong.

Theo sách Biên niên sử cổ trung Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, 1987) thì Nhân Vực, Xuân Cầu xuất hiện từ thế kỷ thứ VII. Sử cũ chép, khi nhà Đường xâm lược nước ta, đã đưa dân Trung Hoa lưu vong trên đất Đại Việt đi khai khẩn đất hoang hóa để lập hương ấp mới. Ban đầu làng có tên là Tân Kiều, nghĩa là khách nước ngoài mới đến cư trú, sau đổi là Hoa Cầu. Xuân Cầu được thế giao thông thuận tiện, đi bộ chỉ non nửa ngày đường đã ra đến Thăng Long Hà Nội. Mà từ trong làng ra đường cái quan đi ngược về phía đông đến trấn Hải Dương cũng chỉ trọn một ngày đường. Vùng này gần chợ Vải của người Hoa nên làng có nghề nhuộm thâm và nghề buôn phát triển. Hàng vải thâm ở Xuân Cầu là sản vật quý, từng được vào trong câu hát:

Ai về Đồng Tỉnh, Huê Cầu (tức Hoa Cầu – Xuân Cầu)
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm

Những ngày hội làng, có hát chèo, chơi chọi gà, đấu vật, chơi đu, rằm tháng 8 có múa sư tử, hát trống quân. Nhưng con trai con gái thích rủ nhau lên tận Nội Duệ, cầu Lim vui hát quan họ với liền anh liền chị hàng mấy ngày trời mới trở về.

Làng Nhân Vực ngày ấy có dòng họ Lê đến sinh sống từ trước đời vua Lê Quang Thuận cách đây 400 năm. Trong làng có gia đình ông Lê Văn Hùng (vợ tên là Hoàng Thị Ký) gốc nông dân, nhưng kinh tế khá giả. Ông Hùng làm ký lục có 4 người con, 3 gái 1 trai. Cô gái lớn Lê Thị Vân, vào tuổi 15 được tiếng đảm đang, sớm khuya tảo tần làm gương cho 3 đứa em để mẹ thầy không phải bận lòng. Vào tuổi 18 (Thật ra là 16 – PT chú), Lê Thị Vân do duyên trời sắp đặt, nhận lời lấy Phạm Quỳnh, chàng thanh niên đồng tuế, tuổi Nhâm Thìn (1892-1893) ở Hà thành, mồ côi cả cha mẹ. Tiếng là con ông ký, nhưng Lê Thị Vân không được đến trường không biết chữ. Nhưng bù lại rất thông minh có trí nhớ tuyệt vời. Những câu ca dao tục ngữ, truyện cổ dân gian, truyện Nôm khuyết danh đều thuộc lòng, sau này về sống với Phạm Quỳnh, bà đã tạo thêm nguồn cảm xúc, niềm mến yêu ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong tâm hồn của chồng và cống hiến cho sự nghiệp canh tân văn hóa, trong vai trò chủ bút tờ Nam Phong tạp chí nổi tiếng nước Nam…

Tháng 9 năm Kỷ Sửu chúng tôi về Nhân Vực, bây giờ thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ở đây được nghe những mẩu chuyện và được nhìn thấy những kỷ vật của gia đình Phạm Quỳnh.

Bức hoành phi cung tiến đình làng


Đình làng Nhân Vực khánh thành năm 1932. Phạm Quỳnh là con rể làng Nhân Vực bấy giờ đã thôi chủ bút Nam Phong tạp chí vào Huế làm quan đã được 5 năm (Thật ra là mới năm đầu – PT chú). Vào mùa đông năm Đinh Sửu (1937), với tư cách Ngự tiền văn phòng, Cơ mật đại thần kiêm Thượng thư Bộ Học, Phạm Quỳnh đi kinh lý Bắc Hà. Ông đã tranh thủ về thăm quê vợ, làng Nhân Vực. Lần ấy các bô lão trong làng được gặp ông quan Thượng Thư, cũng là giai tế của làng, trịnh trọng cung tiến đình làng một đôi câu đối và bức hoành phi. Nay câu đối bị hư hỏng, chỉ còn bức hoành sơn son thếp vàng với bốn chữ đại tự: Thông minh chính trực. Bên phải bức hoành khắc dòng chữ Hán: Bảo Đại Đinh Sửu đông (mùa đông năm Đinh Sửu 1937 triều vua Bảo Đại – TG). Bên trái hoành phi phía trên cao có hai dòng chữ: Tả đại Học sĩ lãnh Giáo dục bộ thượng thư, sung Ngự tiền văn phòng Tổng lý cơ mật đại thần Phạm Quỳnh, bái.


Bức hoành phi đã được treo trang trọng gian giữa đình. Đã qua hơn 70 năm trải qua bao nhiêu biến cố, những sự đẽo gọt của thời gian, rồi chiến tranh, rồi giông bão mà tấm hoành phi vẫn còn. Các cụ trong làng bảo rằng: mỗi lần làng quê vào đình đám, mỗi lần thắp hương, ngước trông lên tấm hoành phi, lại nhớ tới người con rể của làng, thấy bâng khuâng…

Các cụ kể, những năm chiến tranh, đình là kho quân sự nên không có ai được xâm phạm, vì thế đồ tế tự mới còn.

Chiếc khán thờ trong chùa làng Nhân Vực


Làng Nhân Vực còn có một ngôi chùa, cảnh quan thoáng đẹp. Chùa thờ Phật, nhưng ở đây có điều đặc biệt là còn có một cái khán sơn son thếp vàng. Đấy là nơi đặt bài vị gia tiên ông ký Lê Văn Hùng, nhạc phụ của Phạm Quỳnh.

Thấy chuyện lạ hỏi, thì được ông Đào Đình Khuynh (72 tuổi), Trưởng ban di tích LSVH đình Nhân Vực, xã Nghĩa Trụ cho biết:
Trong nhà họ Lê Văn có một cái khán thờ từ đời trước. Đến đời ông Lê Văn Tốn tức là em vợ Phạm Quỳnh là con trai trông coi hương hỏa. Sau ngày hòa bình lập lại 1954, gia đình con cháu ông Lê Văn Hùng vào Nam cả, nhà cửa ruộng vườn không có chủ. Khi cải cách ruộng đất năm 1955, chính quyền địa phương đã trưng thu. Ngôi nhà to đẹp dành làm nhà trẻ, sau là lớp học mẫu giáo. Còn ruộng đất chia cho nông dân. Riêng cái khán thờ của gia đình, nhân dân đã trân trọng đưa vào chùa làng thờ phụng. Ông Khuynh kể trong 5 bài vị đặt trong khám, chắc chắn có hai bài vị của song thân ông Lê Văn Hùng.

Trong rủi có may. Tấm lòng người Nhân Vực quả là nhân hòa, trọng nghĩa. Sau bao nhiêu năm chiến tranh ly tán, lũ lụt bão giông, nhờ có tấm lòng người Nhân Vực mà bây giờ kỷ vật nhà họ Lê vẫn được lưu giữ. Cũng theo ông trưởng ban, thì tại nghĩa trang nhân dân xã, mộ hai cụ được an táng tại đó, còn có mộ người con trai là ông Lê Văn Tốn (tức ông Cửu Xuân), em ruột bà Lê Thị Vân, vợ Phạm Quỳnh.

Lại thêm một chuyện nữa đối với gia đình Phạm Quỳnh – Lê Thị Vân, đó là cách nghĩa trang nhân dân không xa là nghĩa trang liệt sĩ của xã, nơi đang có phần mộ của liệt sĩ Lê Thị Tâm, con gái ông Lê Văn Tốn. Liệt sĩ Tâm là cháu gọi bà Lê Thị Vân bằng cô ruột. Bà Tâm là du kích đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu chống giặc Pháp ngày 27/12/1946.

Làng Nhân Vực không chỉ có truyền thống văn hiến mà còn là mảnh đất Nghĩa Nhân!
K.H.L.


Hoàng Thái Hậu Đào Thị

_ Nhà văn, nhà báo Đào Ngọc Du _

Từ hàng trăm năm nay, ở vùng Nhân Vực, Nhân Thục, Đồng Tỉnh, Hoa Cầu thuộc trấn Kinh Bắc - Bắc Ninh xưa, nay là xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, người dân thường kể cho nhau nghe những giai thoại về bà Hoàng Thái Hậu Đào Thị.


Có câu chuyện rằng: Những lần bà đi làm đồng, hôm đó dù trời nắng hay trời mưa cũng đều có mây bay theo trên đầu, những người đi cùng lấy làm ngạc nhiên, bàn tán và hỏi bà: Mỗi khi thấy mây bay trên đầu có thấy gì khác không? Bà không cần suy nghĩ, đáp ngay:

Mây đen, mây trắng, mây vàng
Mây nào thì cũng làm tàn che ta

Nhiều người già trong làng lấy làm lạ cho rằng cách trả lời của bà có cái gì đó giống khẩu khí của những bậc đế vương.
Lại gặp một câu chuyện khác: Cha bà là ông Đào Phúc Kiên, mẹ là Đào Quý Tịnh, ngoài việc đồng áng, ông còn là một thợ mộc giỏi, lại có hoa tay vẽ tranh, ông thường vẽ tranh bán ở các chợ quê. Vợ mất sớm, ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con. Để có thể nuôi thân, nuôi con, ông đã rời quê ra phố Nam Ngư, Hà Nội kiếm sống. Một hôm, triều đình tổ chức thi tuyển thợ giỏi và những người có hoa tay vào sửa chữa, trang trí các cung điện trong hoàng thành. Ông ghi tên xin thi và đề thi của ông là bức tranh vẽ quả dưa bở vùng quê ông. Tranh vừa vẽ xong thì đã có trống báo nộp bài, mà tranh vẫn còn ướt, bí quá, ông đem ra nắng phơi, những nét sơn vẽ co lại tạo ra những rãnh nứt loằng ngoằng, ông lo quá, nhưng không ngờ quan chấm thi lại rất thích và khen là đẹp.

Thế là bức tranh của ông được chọn, ông được tuyển vào cung làm việc, đi theo ông là cô con gái yêu Đào Thị, cô gái quê Đào Thị ở tuổi trăng tròn đã lọt vào mắt xanh nhà vua trẻ, Đào Thị trở thành tiệp nữ của vua Lê Thuần Tông. Ít năm sau, Đào Thị sinh được một hoàng tử, đặt tên là Duy Diêu. Đó chính là vua Lê Hiển Tông sau này. Bấy giờ, người dân quê bà lại tin vào câu chuyện mây bay trên đầu và bàn tán suy luận về câu chuyện đó khi bà còn sống ở quê như là một dự báo về số phận của bà.

Thêm một câu chuyện nữa: Có lần bà về quê, qua đò gặp người làng Nhân Vực, nhận ra người quen cùng làng, bà xin cho những người đó không mất tiền đò, thấy vậy, những người làng khác đi cùng cũng nhận mình là người làng Nhân Vực để được không phải trả tiền đò, vì thế đã gây ra rắc rối.

Để phân biệt những người làng Nhân Vực với những người làng bên, bà nghĩ ra một cách là phải làm sao cho người làng Nhân Vực khác với người các làng khác. Bà tâu với vua xin nhà vua ban cho người làng Nhân Vực một đặc ân, và nhà vua đã xuống chiếu cho phép tất cả người làng Nhân Vực được đội nón có quai đỏ và, đi đò không phải trả tiền.

Hoàng Thái Hậu Đào Thị sống vào thời vua Lê, chúa Trịnh, thời kỳ mà đất nước loạn lạc, giặc giã nổi lên khắp nơi, xã hội rối ren. Tuy vậy, bà vẫn sống mẫu mực trước vua và quan, quân triều đình, nuôi dạy hoàng tử sau này trở thành vua Lê Hiển Tông, vị vua cuối cùng của nhà Lê trị vì đất nước suốt bốn mươi sáu năm.

Bà là Hoàng Hậu, rồi Hoàng Thái Hậu nhà Lê nhưng nhà Trịnh lấn át, tiếm quyền vua Lê, bà phải chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Đến này nhiều người còn nhớ câu chuyện bà bị Trịnh Sâm trả thù: Một hôm bà thấy Trịnh Sâm ngồi ngang hàng với vua, bà nhắc: Chúa ngồi như vậy là không được, Trịnh Sâm ức lắm. Khi bà mất, nhà Trịnh trả thù đã hoãn việc phát tang, lấy cớ bận việc quân và ba năm sau nhà Trịnh mới cho cử hành lễ an táng bà. Không chỉ bà mà cả dân tộc Việt thời đó cũng chịu thiệt thòi, mất mát như bà.

Sau đó đất nước lại rơi vào nhiều cuộc chinh biến liên miên. Tiếp đến là những cuộc chống ngoại xâm của dân tộc. Do đó, các tài liệu lịch sử nói về bà như thần phả, đền thờ của bà bị tàn phá, thất lạc, đã hàng trăm năm nay chỉ còn trong truyền thuyết dân gian.

Tháng 4 năm 2011, tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ đã tìm ra và biên soạn những tài liệu lịch sử chính xác về quê hương và sự nghiệp của bà, Viện sử học đã có văn bản ký đóng dấu, xác nhận.

Theo tiến sĩ Nguyễn Đức Nhuệ thì Hoàng thái hậu Đào Thị là vợ vua Lê Thuần Tông (1732-1735), mẹ vua Lê Hiển Tông (1740-1786), bà mất ngày mồng 5 tháng 5 năm Ất Mùi (1775) tại kinh đô Thăng Long, được an táng tại làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội – nay là phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hoàng thái hậu Đào Thị, tên Thụy là Nhu Thận, quê gốc người làng Nhân Vực, xã Bảo Vực, huyện Văn Giang, thuộc trấn Kinh Bắc xưa. Sau đổi thành xã Thọ Vực, thuộc tổng Xuân Cầu, tỉnh Bắc Ninh (Xã Thọ Vực lúc đó có ba thôn: thôn Nhân Vực, thôn Nhân Thục, thôn Thủ Pháp) nay là xã Nghĩa Trụ huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Khi đã là Hoàng hậu, rồi Hoàng thái hậu, bà vẫn sống gần dân, gắn bó với quê hương. Đến nay người dân Nghĩa Trụ cũng như dân trong vùng vẫn còn nhớ câu ca mà mỗi lần về thăm quê, bà thường đọc cho các bô lão trong vùng nghe:

Đến nay đã là vợ vua
Ta vẫn còn thích canh cua đầm lầy

Đã hai trăm ba mươi sáu năm kể từ ngày bà mất, nhưng hình ảnh Hoàng thái hậu Đào Thị - người vùng Nghĩa Trụ còn gọi là Đào Thị Ngọc Liễu – vẫn sống trong lòng người dân Nghĩa Trụ cũng như người dân đất Việt.




Nhà văn, nhà báo Đào Ngọc Du
Trường ban lịch sử truyền thống họ Đào Việt Nam



Xem thêm: Nhu Thuận hoàng hậu - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Làng Nghĩa Trụ thử hài

_ Truyện ngắn Phạm Thuận Thành _

Huyện ùm lên vào một sớm mù sương đầu năm.

Số là mụ Ếm dắt trâu ra sông Nghĩa Giang cho uống nước sớm và tranh thủ giặt giũ chậu quần áo đầy có ngọn. Nước sông buổi sớm hơi lạnh nhưng tinh khiết. Mới lại trâu nhịn nước cả đêm rồi. Đang ngoan ngoãn đi đến sát mép nước thì con trâu chùn lại không chịu bước. Nó vùng vằng, khuỵch sừng vào người, mõm phì phì như hổ mang bành. Mụ Ếm gò thừng giục:

- Trâu, đi nào, tao đang vội đây!

Con trâu vẫn xuống tấn tại chỗ. Mụ Ếm vòng ra sau lấy thừng quất vào mông đen đét.

- Đi! Sao hôm nay mày đổ đốn thế!

Đáp lại vẫn là những cú khuỵch sừng hết sang phải lại sang trái. Chẳng lẽ dưới sông có ba ba thuồng luồng hay sao. Bà xuống kiểm tra, nếu không có gì thì chết với bà đấy, nghe chửa, đồ con tườu.

Mụ Ếm tụt váy áo lội bòm bõm xuống sông. Vệt nước đục cuộn lên theo bước chân. Con sông Nghĩa Giang này vào mùa xuân, người lớn có thể kiễng chân lội qua được. Về mùa nước nó cũng chỉ rộng đáng bậc cháu chắt so với sông Đuống, sông Cầu. Nhưng dân Nghĩa Trụ từ nghìn đời nay vẫn trân trọng gọi nó là sông. Nó là nguồn nước chính tưới tiêu ruộng đồng, nơi cung cấp tôm cá trai hến và là nơi tắm táp giặt giũ. Mới lại, cả vùng lúa mênh mông này toàn ngòi, rãnh với phai làm gì có thứ nào đáng mặt so với Nghĩa Giang. Mò mẫm hồi lâu mụ Ếm chỉ tìm được một vật lạ duy nhất là chiếc giày da khá mới. Mụ ngước nhìn về phía cây cầu gỗ xộc xệch răng bà lão ước chừng, chắc là ai đó vô ý đạp phải chỗ thủng tụt mất giày rồi bị lạng về đến đây. Mụ Ếm mang giày lên dí vào mõm trâu hỏi:

- Có cái này mà sợ à. Rõ là đồ trâu đồ bò.

Con trâu sì sì vẻ biết lỗi, rồi tự bước ra sông vục đầu uống ì ọp.

Cầm chiếc giày lạ trên tay mụ Ếm vẩn vơ nghĩ. Con trâu không nhìn thấy giày sao lại biết, lại sợ? Thế mới lạ. Việc này giông giống việc gì ấy nhỉ? Sao tự dưng chợt không nghĩ ra. À, nhớ rồi, giống việc ngựa sợ hài. Hình như cũng ở đoạn sông này đây. Thế này chắc là mình được trời đất dun dủi chọn làm việc gì đây. Xưa vì có chuyện ngựa sợ hài mà chị em nhà Tấm (à quên, xin thánh tha lỗi con xin được sửa là Đớn) và Cám được nhập cung. Còn mình thì được gì đây. Phải mang ngay chiếc giày này về trình trưởng thôn mới được.

*
* *

Làng Nghĩa Trụ nằm lọt thỏm giữa vùng đồng trũng năm nghìn mẫu. Từ làng ra đường cái quan phải qua mấy xứ đồng. Con đường như cái cuống nhau nối bào thai làng với đất nước. Có điều cái cuống nhau này bao đời nay vẫn thuần khiết đồng đất làng nên vào ngày mưa thì trơn toẽ ngón chân, vào ngày nắng thì vó câu khấp khểnh bánh xe gập ghềnh, còn vào ngày râm thì dù ai có niệm thần chú "trời mưa tránh trắng, trời nắng tránh đen" vẫn cứ bị sa vào ổ bùn. Trước khi vào làng người ta còn bị thử thách bằng cây cầu khỉ vượt sông Nghĩa Giang. Vác xe mà lần. Mãi đến thời Hợp tác xã toàn xã mới bắc được cây cầu gỗ răng bà lão để tăng năng suất lao động xã viên. Trải mấy mươi năm cầu đã lên lão, dân làng chẳng quan tâm lắm vì họ quen lội sông từ ngày lập làng rồi. Vừa mát mẻ vừa không sợ tuột chân sẩy tay lăn tòm xuống nước. Thế mới có chuyện ma trêu, người Nghĩa Trụ ai cũng thuộc. Cái thời lão Ấm, cha đẻ mụ Ếm còn khoẻ, ngày nào cũng lọ mọ chài cá sớm. Cái hôm đại hàn nước buốt kim châm lão vẫn đi kiếm. Lão biết, càng giá càng nhiều chép. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. Vừa giăng lưới xong thì có tiếng gọi:

- Bác chài ơi giúp em qua sông với.

Lão Ấm nhìn lên cầu, thấy có cô gái trẻ mặc bộ đồ trắng toát đang gần như bò trên cầu.

- Bác cõng em qua sông, muốn trả công gì em cũng chiều.

Lão Ấm thực ra vừa "trót dại" với vợ trước khi ra sông, vốn liếng tự biết chẳng còn bao, nhưng được cô gái trẻ khuyến khích nên ra tay anh hùng giúp mỹ nhân. Do phải cõng người nên lão Ấm bị ngập nước ngang lưng, nước ngấm ướt gần hết áo. Răng giã gạo. Lên bờ, cô gái bảo:

- Nào bác làm gì thì mau mau lên kẻo trời sáng.

Lão Ấm không khách khí, nằm luôn lên người cô gái hòng tìm chút hơi ấm. Ai dè lạnh như khối băng. Của quý của lão sun vào như đỉa gặp vôi không thể "làm gì" được. Dở nhất là cảnh trên bảo dưới không nghe này. Lão thở dài đánh thượt, thò tay xoa ngực vớt vát tý chút. Nhưng giời ơi, gái trẻ sao ngực lại nhão nhoét thế này. Bất giác lão quở:

- Ngực nát như ngực ma ấy!

- Thì đây là ma mà lại.

Lão Ấm đờ mắt nhìn lại thì đớ người nhận ra mình nằm trên bộ xương, cái đầu lâu có hai hốc mắt đen ngòm. Kinh hãi quá lão Ấm ù té chạy, mồm gào "ma, ma" nhưng không phát thành tiếng. Tóc gáy dựng ngược cả lên. Chạy về đến nhà mà vẫn nghe rõ tiếng chân chạy huỳnh huỵch ngay sau lưng. Chuyện lão giấu kín, mãi đến khi đặt tên con gái là Ếm lão mới kể chuyện ma trêu mà đặt tên thì người làng mới biết. Vậy mà người làng vẫn không bỏ được thói quen lội sông.

Nhưng chuyện ma trêu ở đoạn sông này chưa thể sánh được với chuyện hoàng tử được hài, rồi mở hội thi hài kén được vợ. Chính cung hoàng hậu Thị Tấm nay vẫn được thờ làm thành hoàng của làng (xin đức thánh Thị Tấm xá tội, đáng lẽ phải gọi chệch theo lệ làng là Thị Đớn nhưng kẻ hậu sinh này sợ như thế thì người đời không hiểu cho Thị Đớn cũng là Thị Tấm. Còn con đĩ Cám lười biếng, xảo trá, độc ác tất nhiên chẳng cần kiêng khem gì, cứ thẳng tên tục Cám mà phết). Cứ tưởng đức thánh Thị Tấm cứ đàng hoàng tĩnh tọa trong niềm tôn kính của dân làng, thì một ngày kia có kẻ láo lếu là thầy khoá hỏng thi Nghĩa Giang Phu Tử về làng không lội sông như thảo dân lại đi cầu khỉ, rồi chẳng may trượt chân ngã xuống sông, giày tuột lạng đâu mất, thế là thầy khoá hỏng thi về nhà mài mực viết liền một lèo bài luận Ba vạn tám ngàn chữ về việc "Thí hài kén vợ". Thầy lớn giọng chê bai hoàng tử là kẻ thấy chân không thấy người, lấy vợ kén chân chứ không kén nhan sắc, hình dung, nết người. Ra thế nghĩa là chê Đức thánh Thị Tấm vừa mất nết, vừa mất người à. Ấy vậy mà lũ dân đen lại thích, lại truyền tụng mới lạ chứ lị. Bấy giờ có vị Hàn lâm học sĩ hưu trí (hình như chính là người theo lệnh của Chính cung Hoàng hậu Thị Đớn chắp bút nên thiên truyện "Tấm Cám") đọc được bài luận "Thí hài kén vợ" đã nổi máu lên liền sai người mài mực, sắp giấy hoa tiên để ngài thảo một tấu biểu dâng triều đình kết tội Nghĩa Giang Phu Tử, dụng tâm phá nát thuần phong mỹ tục. Nhân thừa giấy thừa mực, lại đang sẵn cảm hứng giữ gìn thuần phong mỹ tục ngài liền viết một hồi xong bài luận dài Ba vạn chín nghìn chữ "phản biện" Nghĩa Giang Phu Tử, cho rằng thảo dân làm sao hiểu được suy nghĩ, tình cảm của đế vương, cũng như dê cừu làm sao hiểu được suy nghĩ, tình cảm của sư tử. Tiếp được bài luận "Dê cừu bất thị sư tử" này thầy khoá Nghĩa Giang Phu Tử chỉ cười mim mỉm, đoạn viết luôn bài luận "Dê tính luận" ba vạn chín nghìn chín trăm chữ thẳng thừng chê bai kẻ hủ nho chỉ biết học để mũ cao áo dài, ám chỉ vị Hàn lâm học sĩ. Tiếc rằng Hàn lâm học sĩ tiếp nhận bài luận này thì bỗng phát bạo bệnh chưa kịp có bài luận đáp lại đã chết. Có kẻ đầy tớ phản chủ phọt ra ngoài cái tin đọc xong bài luận ngài uất quá hộc ba đấu máu tươi chỉ kịp trăng trối câu "loạn rồi" rồi chết, chứ không phải chết vì bệnh tật gì đâu. Vị thái y triều đình về khám nghiệm cũng khẳng định ngài không có khối u, không có con hát i vê, không phải do sốc thuốc phiện, không phải trúng độc trúng phong. Ngài chết do hộc ba đấu máu tươi. Thế là Nghĩa Giang Phu Tử thu được toàn thắng. Cuộc tranh luận Nghĩa Giang Phu Tử - Hàn lâm học sĩ được kẻ sĩ thời ấy đánh giá rất cao, nào là tạo được không khí dân chủ, nào là nêu cao được tính học thuật, nào là mở ra trang mới cho văn đàn. Ba bài luận "đã thâu tóm hết chữ nghĩa thiên hạ" đáng là mẫu mực để sĩ tử đời sau học tập.

Lại nói về việc Trưởng thôn Nghĩa Trụ nhận được chiếc giày và tình tiết "trâu sợ giày" giống việc ngựa sợ hài khi trước, nhận định đây là việc tiền duyên tiền kiếp liên quan đến thành hoàng Đức Thánh Thị Đớn, nghĩa là liên quan đến vận mạng dân làng, nên liền triệu tập hội nghị Quân dân chính bất thường. Mụ Ếm được đặc cách mời dự làm nhân chứng.

Thoạt nhìn chiếc giày Bí thư đoàn đã nói:

- Giày khủng bố da mềm xi nâu, mốt thời thượng Âu-Mỹ

Thôn đội trưởng dè dặt:

- Thám báo, Phun-rô cũng đi giày khủng bố. Phải chăng bọn "Đề Ga" tung cả người ra đây?




Trưởng công an xem xét kỹ chiếc giày rồi mới nhận xét:

- Giày mới, ngoại cỡ, mác "Made in Italian". Có thể khẳng định người đi giày là đàn ông chân cực to, có thu nhập cao, và rất có thể là người Tây đi giày Tây chứ không phải người ta đi nhầm giày Tây. Vậy người này đến làng ta với mục đích gì mà không đi theo đường công khai có đón rước trình báo. Liệu có thể là móc nối các phần tử đi nhầm giầy Tây còn nằm im chờ thời không? Hay có thể bí mật quan sát địa thế để chuẩn bị thuê đất đặt nhà máy? Hay có thể chỉ đơn giản là đi tìm "gái sạch" thôi? Tôi đề nghị mở cuộc điều tra quy mô lớn làm rõ vấn đề vì tình huống nào xảy ra cũng đều ảnh hưởng trầm trọng đến vận mệnh dân làng, đúng như đồng chí Trưởng thôn đánh giá. Là địch thì có biện pháp bảo vệ an ninh. Là bạn làm ăn thì chuẩn bị tâm thế thương thuyết giá đất và giải phóng mặt bằng. Lưu ý thêm đây là vấn đề nhạy cảm dễ thành điểm nóng, kinh nghiệm nhiều nơi từng có khiếu kiện tập thể, vượt cấp, kéo dài. Còn là kẻ chơi gái thì có biện pháp cảnh báo, giáo dục con cái và kiểm soát ngăn chặn nạn HIV-ết.

Hội trưởng người cao tuổi đề nghị:

- Nếu quả thật có chuyện trâu sợ giày giống việc ngựa sợ hài thì có nghĩa là có quý nhân đến làng. Vậy trước hết ta hãy sắm một cái lễ tươm tươm một chút cáo thánh cầu an là hơn cả.

Trưởng ban mặt trận đề xuất:

- Thực hư thế nào chưa rõ, ta nên học người xưa mở hội thử giày ,và từ nay lấy đây là lễ hội truyền thống độc đáo của làng. Chẳng gì làng ta đã từng tổ chức hội thử hài để lại đậm dấu ấn trong dân gian và lại đang thờ Đức thánh Thị Đớn cả nước biết tiếng. Khôi phục được hội thử hài vừa đem lại danh tiếng cho làng, vừa nêu cao được nét bản sắc văn hoá dân tộc. Rồi đây khách thập phương, khách du lịch sẽ đổ đến tấp nập, kinh tế sẽ trỗi dậy chứ còn tìm đường nào nữa.

Ý kiến của trưởng ban mặt trận được các vị đại biểu sôi nổi thảo luận ngả theo. Trưởng thôn tóm lại:

- Lâu nay ta có vốn mà không biết phát huy, thật tiếc. Nay ta sẽ phát huy hết nội lực. Sẽ có lễ ra đình. Sẽ có hội thử hài. Hội tổ chức đúng ngày đình đám vào đầu tháng sau. Ngay từ bây giờ ta đã phải lo công tác chuẩn bị. Hội phải thật ấn tượng. Giao cho ban công an bảo quản nghiêm cẩn chiếc giày, ai nhận cũng không cho xin, phải chờ qua hội thử hài mới trả, hơn nữa, còn trao phần thưởng của làng thật trọng thể. Giao cho văn hoá thông tin lo tuyên truyền cổ động hâm nóng lễ hội ngay từ bây giờ. Giao cho nông dân... Giao cho phụ nữ... Giao cho thanh niên... Cuối cùng là việc của mụ Ếm, mụ sẽ dắt trâu từ bờ sông theo sau đội rước hài về đình. Yêu cầu cả trâu cả người phải trang điểm rực rỡ. Thế nhé !
*
* *
Nghe tin làng Nghĩa Trụ mở hội thử hài, dân hàng phủ lườn lượt đến xem. Ô tô, xe máy nối đuôi nhau cào bụi ở đoạn cuống nhau. Rồi dồn ứ bên cầu răng bà lão. Đội Cờ Đỏ mau mắn đóng cọc chăng thừng thành bãi gửi xe độc quyền, lấy giá vé theo mức hội Lim, hội Gióng. Chồng mụ Ếm thấy khách run rẩy qua cầu liền hạ con thuyền Nô-ê phòng lụt trên xà nhà xuống chở khách. Mấy bà tháo vát sai con cắm cọc chăng bạt bày bán quà, chè đỗ đen suốt từ bãi đỗ xe về đến tận đình làng. Trưởng thôn đi kiểm tra gật gù: kinh tế trỗi dậy từ du lịch chứ đâu xa. Mà kinh tế du lịch là công nghiệp không khói cơ đấy, ít đầu tư, ít hại môi trường mà thu lợi lớn. Khách đến với hội thử hài cũng nhẹ bước chân vì cánh văn hóa thông tin đã mắc thêm loa, lại chọn phát toàn bài ca có chủ đề giày dép nổi tiếng. Nào là "Quần lĩnh áo the mới, tay cầm nón quai thao, chân đi đôi guốc cao cao". Nào là "Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ, Bác đi ở chiến khu mới về". Nào là "Ta vượt trên triền núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi gót không mòn". Trưởng thôn gật gù hài lòng. Cánh văn hoá thông tin làng ta có tính chuyên nghiệp, thạo việc ra phết đấy chứ.

Đến giờ hành lễ mụ Ếm mặc áo tứ thân ngũ sắc, giày thêu kim tuyến, khăn vấn hồng, yếm đào, mặt hoa da phấn phớn phở dắt con trâu khoác áo choàng tua kim tuyến theo đội rước giày, chính chiếc giày trâu và mụ phát hiện ra. Mụ có quyền phớn phở lắm chứ, vì mụ đâu chỉ phát hiện ra chiếc giày, mà phát hiện ra cả hội thử giày này đấy chứ.

Trong khi mụ Ếm phớn phở dắt trâu đi thì từ một mảnh chĩnh vỡ ở bờ tre ao Cả gần đình làng xuất hiện một làn khói trắng mỏng manh bay lên. Làn khói bay theo đoàn rước hài. Khi chiếc giày được trịnh trọng đặt lên bàn thử trên sân khấu mới dựng trước sân đình thì có ai đó gióng trống rung chuông để đội rước thánh ra khai hội vào việc. Làn khói lượn một vòng trên đầu mụ Ếm rồi tụ vào người mụ mất hút. Mụ Ếm rùng mình ớn lạnh, mặt ngơ ngáo, mắt long lanh đảo điên. Rồi như một diễn viên tuồng ưu tú mụ Ếm bật cười khanh khách rẽ đám đông chạy lên sân khấu cướp diễn đàn. Dải áo ngũ sắc phấp phới lượn theo như hình làn khói mỏng bay khi trước. Mụ hoa chân múa tay mấy vòng, đoạn kiểu cách hai tiến một lùi đến gần chiếc giày. Kịch hơn cả kịch. Mụ Ếm ngắm nghía soi xét, rồi ngửa mặt ngưỡng thiên cất tiếng du dương:

- Bớ người ta! Ta ra đây cũng nên xưng danh trước. Thị Cám làng Nghĩa Trụ là ta. Mấy trăm năm qua ta chìm trong oan khuất nên hồn chưa siêu thoát. Nỗi oan đời ta từ hội thử hài. Ta chờ mãi, chờ mãi đến hội thử hài lần thứ hai này mới được phép giãi bày oan khuất. Bớ người ta! Nhà ta có hai chị em, Cám ta là em, con gì ghẻ của Tấm. Ta bé bỏng lại bấy bớt, tất nhiên việc đồng áng việc nhà dồn hết lên vai mẹ ta và chị Tấm. Với ta chỉ cần biết ăn ngủ, biết coi nhà đã là ngoan. Những khi rỗi việc đồng ta theo chị Tấm đi xúc tép ngoài sông cho vui chị đâu khiến ta mang giỏ. Thỉnh thoảng chị ném cho con sinh sôi để ta nghịch cho đỡ chán. Chị bảo "Sinh sôi lớn thành chuồn chuồn bay lên trời đấy". Ta hỏi: "Có ăn được không". Chị bảo: "Ăn được, béo ngậy đấy". "Ăn thế phí mất con chuồn chuồn chị nhỉ". Ta như thế mà người ta nỡ gán cho lười làm, lại còn lừa chị đầu chị lấm chị ngụp cho sâu để trút sạch giỏ tép của chị. Cái hôm ta khệ nệ mang giỏ tép về là do hôm ấy xúc được ít, chị bảo ta mang về trước để mẹ rang ăn cơm kẻo muộn. Hôm ấy mẹ có mắng chị mấy câu vì sợ ta bị lấm bẩn và sợ nghịch tép bị dây mùi tanh. Có thế thôi mà người ta vẽ rắn thêm chân, cứ theo câu "bánh đúc không xương" mà đổ xấu cho mẹ con ta. Người đời nghe thì thương Tấm lắm, ghét mẹ con ta lắm. Khi ta hơi lớn, tuy đã tập làm đồng nhưng đâu có thể tháo vát như chị. Bù lại ta khéo may vá thêu thùa. Ta thêu đôi hài cho ta, cũng thêu cho Tấm đôi hài tương tự. Hội làng năm ấy mẹ và chị còn phải dọn dẹp nấu nướng, ta xỏ hài lỉnh đi chơi trước. Chỉ là muốn khoe hài thôi. Ta đi ra đình. Ta đi ra chùa. Ta qua chợ. Ta sang xóm trước vòng về xóm sau. Rồi ra sông. Mọi ngày đi cầu chân không trơn trượt, nay có hài chắc đỡ trơn hơn, thế là ta quyết thử xem sao. Vừa đi vừa ngắm hài mãn nguyện. Bất chợt hài mắc mấu tre làm ta trượt chân suýt ngã. Trong lúc luýnh quýnh hài bên trái tuột khỏi chân rơi xuống nước. Như con thuyền nhỏ nó lững thững trôi một đoạn rồi chìm nghỉm. Tức phát khóc lên được. Ta đành thập thễnh quay về, tính lấy hài của chị, chẳng gì cũng là hài do mình khâu được. Về đến nhà mẹ và chị đã đi rồi. May quá chị quen đi đất nên chẳng buồn xỏ hài đi hội. Hài rộng, ta phải độn thêm vải quấn vào bàn chân mới đi vậy được. Ra đến đình đang xảy ra hội thử hài rồi. Nhận ra hài của ta, ta sấn lên xin lại. Người ta cười ầm lên bảo nhận vơ là vợ thằng nhân, nó cho ăn bún nó vần cả đêm. Ta xấu hổ quá định bỏ chạy. Đúng lúc ấy chàng đứng chắn trước mặt, cầm tay ta mời thử hài. Người ta nóng như bị sốt. Nhưng hỡi ơi, hài của ta khâu vừa khít chân ta, thế mà lúc thử lại lọt thỏm. Đó là chân ta quấn vải nên bị bó lại. Cái chính là vải làm hài ngâm nước đã mềm ra, lại bị nhiều chân to thục vào làm dãn ra. Chàng bảo: hài này giống hài em đang đi, nhưng là hài của người lớn hơn chứ không phải của em. Em đừng buồn nhé. Người ta lại cười ầm lên hát nhạo: chân ải chân ai, lọt thỏm thế nai, cho truyền người khác. Ta chạy về khóc tức tưởi. Hài của ta sao chàng bảo của người khác. Cuối buổi ta giật mình thấy chàng đến nhà. Tưởng chàng đã chịu biết hài ấy là của ta. Hình như miệng ta đã cười tươi. Nhưng không, chàng dắt tay chị. Hóa ra chính chị đã đi vừa hài của ta. Chàng muốn chị đi cả đôi. Tất nhiên chị không thể đi vừa chiếc còn lại. Tất nhiên ta xỏ vừa như in. Ta kể cho chàng biết chuyện khâu hai đôi hài, chuyện ban sáng leo cầu tuột hài. Chàng cho đón luôn cả ta. Chị là Đông cung, ta là Tây cung. Bấy giờ ta còn bé, chị đã là thiếu nữ phổng phao nên chàng chỉ nhất yêu mình chị. Chị cũng quý yêu ta lắm. Chị luôn bảo nhờ em khéo tay thêu hài, nhờ em làm rơi hài mà hai chị em mới được sung sướng vinh hiển thế này. Ta sượng sùng chỉ bảo đó là duyên lạ, là số trời định thế. Đến ngày ta dậy thì chàng bắt đầu chú ý và năng đến Tây cung hơn. Chị hậm hực bóng gió, gặp ta là quăng thúng đá niêu. Ta sợ không dám sang gặp chị nữa. Ta tưởng chị có bầu nên thay tính đổi nết thế. Thấy bảo người có bầu thì khó ở. Rồi chàng cầm quân nam chinh. Liền đó có người tố cáo ta làm hình nhân thế mạng mưu hạichính cung hoàng hậu tranh quyền nhiếp chính. Ta bị kết tội tùng xẻo. Chị ngồi trên ngai chăm chắm nhìn ta chịu đau đớn đến chết. Chỉ đến khi ta thật chết rồi, chị mới vấn vội vành khăn trắng khóc hờ đứa em dại dột, ác độc. Hàn lâm học sĩ dựa vào đó viết lên câu chuyện ác giả ác báo do ta đáng tội chết cả trăm lần. Ta chết rồi biết cãi làm sao. Văn võ trong triều ai dám bênh ta để mà mang vạ tru di tam tộc. Ta toàn thua thiệt. Thua trong hội thử hài. Thua trong chốn hậu cung. Thua trong miệng thế gian. Thua cả sau khi chết không người thờ cúng. Bao năm qua ta chỉ là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre chứ đâu được là chuông khánh như người đời vẫn giễu. Bớ người ta! Nỗi oan của ta ai đã thấu hiểu chưa.

Trong khi mụ Ếm đang lên đồng thì các cụ ban khánh tiết đã rước Đức thánh Thị Đớn ra đến nơi khai hội. Mụ Ếm bỗng rú lên khủng khiếp cứ như đang bị tùng xẻo đến chết. Các cụ vén khăn che mặt tượng thánh lên, nhưng lạ lắm, khăn dính chặt như bị sơn bết lại, từ rìa khăn nhỏ ra từng giọt nước đỏ như máu!
Hội thử hài làng Nghĩa Trụ đã rã đám mà vẫn chưa tìm được chân nào xỏ vừa giày. Mụ Ếm đòi giày nhưng làng không cho.