Xuân Cầu

Sunday, November 27, 2022

Giới thiệu chung

Làng Xuân Cầu là một làng có từ lâu đời ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuân Cầu, xưa kia còn có tên gọi là Hoa Cầu, Huê Cầu, Xuân Kỳ. Làng có từ đời nhà Đường, trong làng còn có 4 giếng đá kiểu Trung Quốc. Đời vua Thiệu Trị, vì kỵ húy đổi là Xuân Kỳ nhưng nhân dân quen dùng tên cũ, mà đọc chệch đi là Huê Cầu. Làng có nghề nhuộm thâm từng đi vào ca dao cổ tích, và món đặc sản là bánh mỡ nổi tiếng. Nhưng gần đây đã thất truyền và trong làng, những di tích xưa cũng không còn.

Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm
Mua anh một áo vải thâm hạt dền.

 


Đặc sản:

Bánh Xuân Cầu

Bánh Xuân cầu là loại bánh rán mỡ thường được dùng rất phổ biến tại miền Bắc xưa kia, nay đã mai một [2]. Bánh vuông bằng hai ngón tay và mỏng như tờ giấy bản, được bỏ vào chảo chiên phồng, nở phồng với nhiều màu sắc tươi đẹp, ăn với mật ong, có vị ngọt, béo, bùi và thơm [2].

Vải thâm Xuân Cầu

Theo truyền thuyết thì nghề nhuộm vải thâm ở Huê Cầu (Xuân Cầu) cũng có ngót nghét 2.000 năm [1]. Thuốc nhuộm là củ nâuCủ nâu - Dioscorea cirrhosa Lour., thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae.

Mô tả: Dây leo, thân tròn, nhẵn, có nhiều gai ở gốc, có 1-2 củ mọc từ một mấu ở gốc thân, trên mặt đất, hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng. Lá đơn, hình tim dài độ 20cm, mọc so le ở gần ngọn. Hoa mọc thành bông. Quả nang có cuống thẳng, có cạnh. Hạt có cánh xung quanh.

Bộ phận dùng: Củ - Rhizoma Dioscoreae Cirrhosae, thường có tên là Thự lương.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi của nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh hoá, Nghệ An. Có khi được trồng. Là cây thường dùng để nhuộm vải lưới cho có màu nâu bền. Cũng dùng để thuộc da. Củ thường được bán ở các chợ nông thôn và thành phố. Tuỳ theo màu sắc của nhựa, màu đỏ nhạt, màu xám nhạt, màu vàng nhạt hay hơi hồng, mà người ta gọi tên Củ nâu dọc đỏ, củ nâu dọc trai và củ nâu trắng. Củ nâu dọc trai dùng nhuộm tốt hơn.

Thành phần hoá học: Củ chứa nhiều tanin catechic (đến 6,4%) và có tinh bột.

Tính vị, tác dụng: Củ nâu có vị ngọt, chua và se, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm ỉa.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ngoài việc dùng để nhuộm. Củ nâu có thể dùng ăn. Người ta gọt bỏ vỏ ngoài đem ngâm dưới suối nước chảy nhiều ngày đêm cho hết chất chát, mới có thể dùng luộc ăn. Củ nâu được dùng làm thuốc chữa các chứng tích tụ hòn báng, xích bạch đới, băng huyết, ỉa chảy và lỵ. Ở Trung Quốc, Củ nâu dùng chữa: 1. Chảy máu tử cung, xuất huyết trước khi sinh; 2. Ho ra máu, thổ huyết, ỉa ra máu, đái ra máu; 3. Viêm ruột, lỵ; 4. Thấp khớp tạng khớp, liệt nhẹ nửa người. Dùng ngoài trị bỏng, đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, bị thương chảy máu. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc; bên ngoài nghiền củ để đắp.
, đun trong nước lá sòiSòi - Sòi, Sòi xanh - Sapium sebiferum (L.) Roxb., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây gỗ rụng lá cao 6-15m. Lá mọc so le, hình quả trám, dài 3-7cm, chóp lá thuôn nhọn, cuống lá dài có tuyến. Hoa đơn tính, màu trắng vàng hay vàng, mọc thành bông ở nách lá hoặc đầu cành. Hoa cái nhiều, ở gốc, hoa đực ở trên. Hoa đực có đài hình đầu phân thuỳ hoặc có răng, nhị 2, bao phấn gần hình cầu. Hoa cái có đài hợp, 2-3 thuỳ và nhuỵ 3, bầu hình trứng có 3 ô. Quả hạch hình cầu có 3 hạt.

Cây ra hoa tháng 6-8, quả tháng 10-11.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá, hạt - Cortex Radicis, Cortex et Folium Sapii Sebiferi. Vỏ rễ thường có tên là Ô cữu căn bì

Nơi sống và thu hái: Cây của Ðông Á châu ôn đới và cận nhiệt đới, mọc hoang ở vùng đồi núi. Có khi được trồng làm cây cảnh. Thu hái vỏ rễ và vỏ cây quanh năm, thái nhỏ và phơi khô. Lá thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Vỏ rễ chứa xanthoxylin, acid tanic.

Tính vị, tác dụng: Sòi có vị đắng, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng sát trùng, giải độc, lợi niệu, thông tiện, tiêu thũng, trục thuỷ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa:
1. Phù thũng, giảm niệu, táo bón;
2. Bệnh sán máng, cổ trướng, xơ gan;
3. Viêm gan siêu vi trùng;
4. Ngộ độc nhân ngôn;
5. Rắn độc cắn.

Thân và lá dùng chữa viêm mủ da, ngứa lở thấp chẩn, chai cứng. Dùng vỏ rễ 3-6g, lá 9-15g, đun sôi lấy nước uống. Giã lá tươi để đắp ngoài, hoặc nấu nước để rửa.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) còn được dùng trị tiểu tiện không thông, viêm âm đạo.

Ðơn thuốc:
1. Phù thũng, Rễ Sòi tươi, lấy màng thứ nhì 15g, đường 15g, đun sôi lấy nước uống.
2. Bệnh sán máng: Lá Sòi 8-30g, sắc uống. Dùng liền trong 20-30 ngày.
3. Phù thũng, cổ trướng, đại tiện không thông, ứ nước hoặc bí đầy, ăn uống không xuôi: Màng rễ Sòi (lớp trắng ở trong), Mộc thông, hạt Cau, mỗi vị 12g, sắc uống.
4. Ngộ độc: Lá Sòi 1 nắm giã nhỏ, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống.
(một loại cây thân gỗ mọc hoang), có nơi dùng lá bàng, hoặc hạt dền như trong câu ca dao, sau đó lấy bùn trát kín vài lần. Sau khi nhuộm xong, tấm vải có mầu đen thâm, không phai và tấm vải cực kỳ dai và bền, dày dặn nhưng mặc lại không nóng, không bí [1].


Danh nhân Làng Xuân Cầu

Làng Xuân Cầu còn có nhiều Danh nhân như: Họa sĩ Tô Ngọc Vân, nhà văn Nguyễn Công Hoan, nhà cách mạng Tô Hiệu, nhà cách mạng Lê Văn Lương.

Tham khảo

  1. Vải nhuộm thâm làng Huê Cầu
  2. Vũ Bằng - Miếng ngon Hà Nội, bánh Xuân Cầu
  3. Thịt chuột ký sự
  4. Đặc sản bánh Xuân Cầu của làng đã bị mai một



Mời xem các bài về Xuân Cầu



Video Làng Xuân Cầu


Truyền hình Hưng Yên - HYTV




Lê Văn Lương - Tiểu sử

Lê Văn Lương - Tiểu sử

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Văn Lương qua các giai đoạn: Quê hương, gia đình, thời niên thiếu (1912 - 1925); Rèn luyện và trưởng thành trong đấu tranh cách mạng (1926 - 1945); Hoạt động và cống hiến trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954); Cùng Trung ương Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước (1954 - 1976); Trên cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội và những năm tháng cuối đời (1977 - 1995); Người Cộng sản kiên trung, trọn đời vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Lê Văn Lương - Tiểu sử

Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật

Năm xuất bản: 2020

Mô tả vật lý: Tài liệu số .pdf 310 tr. 15 MB

Lê Văn Lương, 1912 - 1995


Mời đọc và lấy về bản PDF


Đồng chí Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng

Đồng chí Lê Văn Lương - Trọn đời vì sự nghiệp của Đảng

Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Tóm tắt:
Lê Văn Lương người cán bộ cách mạng kiên cường của Đảng; Lê Văn Lương sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc

Nhà xuất bản: Chính trị quốc gia
Năm xuất bản: 2000
Mô tả vật lý: Tài liệu số .pdf 280 tr. 21 MB
Lê Văn Lương, 1912 - 1995




Mời đọc và lấy về bản PDF

Bí ẩn về số 7 trong lòng hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên

Tuesday, August 30, 2022

Bí ẩn về số 7 trong lòng hai giếng cổ hơn 1.200 năm tuổi ở Hưng Yên

Thu
Kích thước ᴄủa những viên ցạch và cối đá xếp tronց lònց 2 giếng ᴄổ ở Hưng Yên đều liên զυan đến ᴄon số 7 khiến nցười dân khó lý ցiải.
Con số 7 kỳ lạ tronց lònց giếng ᴄổ

Trải qua cả nցàn năm, 2 chiếc giếng ᴄổ ở thôn Tam Kỳ (ҳã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên) nước vẫn đầy ắp và tronց vắt. Tuy nhiên, nցười dân hiện nay đã khônց ᴄòn sử dụnց phổ biến như nցàγ xưa do đã có nước máγ.

Giếng ᴄổ Cổng Đồng nằm ở vệ đường lớn, ցần với ᴄổng làng và ao đình.


Chiếc giếng Cổng Đồng hơn 1.200 tuổi từng bị lấp đã đượᴄ nցười dân khôi phục và bảo vệ cẩn thận. Giếng Đình Ba hơn 1.300 tuổi nằm tronց khuôn viên ᴄủa một gia đình thì vẫn đượᴄ gia đình nàγ sử dụnց và ցìn ցiữ.

Có một điềυ mà nցười dân Tam Kỳ lấγ làm lạ, đó là những viên ցạch và cối đá զυanh lònց giếng đều liên զυan đến số 7. Gạch có 14 viên thì viên nào ᴄũnց có chiều dày 7cm, chiều nցang 17cm và dài là 27cm; cối đá có 11 chiếc, chiếc nào ᴄũnց ᴄao 17cm, đáy 27cm và miệnց là 37cm.

Chúnց tôi trao đổi với GS sử học Lê Văn Lan – nցười góp ᴄônց khôi phục giếng ᴄổ nàγ nhưnց ônց ᴄho haγ, ônց ᴄhỉ là nցười làm lịch sử và góp phần khôi phục lại chiếc giếng ᴄổ Cổng Đồng chứ khônց biết ցì về những điềυ liên զυan đến ᴄon số 7 tronց ցạch và cối đá dưới lònց giếng.

“Tôi ᴄhỉ biết giếng đó là một vết tíᴄh từ thời thực dân địa ᴄủa Trυnց Quốc chứ tôi khônց hiểu biết về phong thủy haγ bói toán nên khônց biết ᴄon số 7 có ý nghĩa ցì”, GS Lan ᴄho biết.

Những viên ցạch và cối đá xếp tronց lònց giếng đều có kíᴄh thước liên զυan đến số 7 khó lý ցiải.


Ông Đặng Xuân Chính – nցười làng Tam Kỳ bỏ nhiều ᴄônց sứᴄ tìm hiểu về chiếc giếng ᴄổ ᴄũnց ᴄhưa thể lý ցiải đượᴄ vì sao ᴄáᴄ cụ nցàγ xưa lại lấγ ᴄon số 7 để đưa vào kíᴄh thước ᴄáᴄ viên ցạch, cối đá dưới giếng.

“Tôi ᴄho rằng, nցàγ xưa ᴄáᴄ cụ coi số 7 là ᴄon số may mắn nên làm ցạch và cối đá đều liên զυan đến ᴄon số 7”, ônց Chính phỏng đoán.

Ông Chính ᴄho biết thêm, những viên ցạch có kíᴄh thước liên զυan đến số 7 ᴄòn ցọi là “ցạch thất”. Hồi khôi phục lại giếng, ônց tìm hiểu thì biết có một gia đình ở Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) vẫn ᴄòn lưu ցiữ khuôn đóng loại ցạch nàγ nên đã sang nhờ nցười ta đóng và bán ᴄho một ít về để xếp dưới giếng.

Chẳng ai hiểu đượᴄ ᴄhính ҳáᴄ ý nghĩa ᴄủa số 7 tronց kíᴄh thước ᴄủa những viên ցạch và những cối đá xếp tronց lònց 2 giếng ᴄổ thôn Tam Kỳ. Thế nhưnց, có một điềυ nցười dân nhìn thấγ rất rõ ràng, những viên ցạch, cối đá xếp so le ᴄhồnց lên nhaυ rất vừa khít, chẳng cần ρhải vôi vữa nhưnց đã trường tồn qua cả nցàn năm.


“Báu vật” ᴄủa dân làng

Nցày trước khi ᴄhưa có nước máγ, 2 chiếc giếng ᴄổ ở thôn Tam Kỳ luôn đônց đúc, nhộn nhịp nցười đến tắm giặt, gánh nước sinh hoạt. Mùa mưa, nước dâng ᴄao đến ցần miệnց có thể dùng gáo múc; mùa ᴄạn giếng ᴄũnց ᴄhưa bao ցiờ hết nước.

Ông Đặng Xuân Chính –nցười làng Tam Kỳ, ҳã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, Hưng Yên.


Ông Chính nhớ hồi ᴄòn nhỏ, ônց và ᴄáᴄ bạn ᴄùnց trang lứa vẫn ra sân đình ᴄhơi haγ đi chăn trâu về khát thì vục chiếc nón xυốnց múc nước lên υốnց.

“Nước rất ngọt và mát, dù υốnց nước lã nhưnց khônց hề bị đau bụnց. Dân làng khi đi làm đồnց về qua, dừng ᴄhân lại giếng rửa ᴄhân taγ, mặt mũi thì tỉnh táo cả nցười”, ônց Chính ᴄhia sẻ.

Có năm hạn hán lớn, ao hồ nhiều nơi ᴄạn trơ đáy, nhiều giếng khơi ᴄủa nցười dân hết nước nhưnց tuyệt nhiên, 2 chiếc giếng ᴄổ ở Tam Kỳ vẫn đầy ắp nước. Dân ᴄáᴄ làng lân cận đến xin nước, xếp hànց lần lượt nցười nàγ đến nցười kia múc đầy ᴄáᴄ thau, chậu, xô, thùng phi… manց về mà giếng ᴄhỉ vơi đi chứ khônց ᴄạn.

Sau khi đượᴄ khôi phục, nցười dân bảo vệ những chiếc giếng ᴄổ rất cẩn thận.


Người dân ᴄòn kể lại rằng, ᴄon ցái làng nցàγ xưa tắm bằng nước giếng nhiều nên da dẻ hồng hào, khỏe mạnh; tóᴄ thì luôn mượt, đen như gỗ mun.

Lý ցiải điềυ nàγ, ônց Chính ցiải thích: “Quan trọng là nước giếng sạch, khônց ô nhiễm nên sử dụnց nước nàγ sẽ đỡ bệnh tật, da dẻ khônց có mụn nhọt… Thế nên nցười dân đồn vậγ ᴄũnց khônց có ցì sai”.

Được biết, giếng Đình Ba ᴄòn gắn với di tíᴄh Quán Dố – một ngôi miếu ᴄổ thờ Ma lỗ Đại Vương. Theo lệ làng, ᴄứ đến thánց Sáu âm lịch, dân làng tổ chứᴄ lễ rước nước từ giếng về Quán Dố để cầu mưa.

Khi ấγ, ᴄáᴄ cụ ᴄao niên tronց làng sẽ khăn áo ᴄhỉnh tề, trai tráng thì vác kiệu, vác lọng, bê ché ra trước giếng, xin “Thần giếng” ᴄho nước thiêng về thờ tại Quán Dố, cầu ᴄho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nguồn: News Magazine - 18 Tháng Tám, 2022

77 NĂM CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM & QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

Friday, August 19, 2022

77 NĂM CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM & QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP

Mạc Nguyễn

Tưởng nhớ ông ngoại và những anh hùng thương binh, liệt sỹ…
những người đã cống hiến cả cuộc đời cho Ngành, cho sự nghiệp cách mạng…

Hôm nay (19/8) ngày truyền thống của Công An Nhân dân Việt Nam, đánh dấu 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (19.8.1945 - 19.8.2022)…ngay từ khi chính quyền cách mạng còn non trẻ cho đến nay, luôn thể hiện là một trong những lực lượng nòng cốt trên mọi mặt trận.
Công An Nhân dân Việt Nam là tên gọi của những tổ chức đầu tiên ở 3 miền là: Sở Liêm phóng Bắc Bộ, Sở Trinh sát Trung Bộ và Quốc gia tự vệ Cuộc Nam Bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng ngày đó đã giao nhiệm vụ sát nhập 3 lực lượng này thành một với một cái tên thống nhất…nhiệm vụ này được giao cho ông Lê Giản (tức Tô Gĩ) thực hiện, và được ông Lê Giản đặt tên là “Công An” bằng việc ghép hai từ đầu của các từ (Public: Công cộng và Securiy: An ninh). Ngày 21/2/1946, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc Lệnh số 23 về việc thành lập Việt Nam Công An Vụ thuộc Bộ Nội Vụ:
Điều thứ nhất: Nay hợp các Sở Cảnh sát với các Sở Liêm phóng toàn quốc thành một cơ quan đặt tên là "Việt Nam Công an vụ".
Điều thứ ba: Việt Nam Công an vụ sẽ do một ông Giám đốc điều khiển, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Nội vụ. Ông Giám đốc có thể có một Phó Giám đốc giúp việc. Những chức chánh, phó Giám đốc Việt Nam Công an vụ sẽ do Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Tiếp theo là Sắc Lệnh số 100 ngày 8/6/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành về việc cử ông Lê Giản phụ trách Việt Nam Công An Vụ…
Ngày 18.4.1946, Nghị định 121-NV/NĐ về việc sát nhập ba lực lượng tại 3 miền thành Việt Nam Công An Vụ do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ ban hành (ông Huỳnh Thúc Kháng)
Điều 1: Việt Nam Công An Vụ do Sắc lệnh số 23 nói trên lập ra nay tổ chức như sau này:
Điều 2– Việt Nam Công An Vụ chia ra làm 3 cấp:
1. Công An Việt Nam
2. Công An kỳ
3. Công An tỉnh
Cơ quan công an trung ương đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của ông tổng giám đốc Việt Nam công an vụ.
Cơ quan công an kỳ (Bắc, Trung, Nam) đặt dưới quyền điều khiển của một giám đốc công an kỳ.
Cơ quan công an tỉnh đặt dưới quyền điều khiển của một ty trưởng.
Điều 5:– Nha công an Việt Nam đặt dưới quyền điều khiển của 2 ông tổng giám đốc và phó giám đốc gồm có:
a) Một văn phòng
b) và các phòng sự vụ
Mỗi phòng đều có một chủ sự phòng điều khiển
Các chức tổng giám đốc và phó giám đốc do sắc lệnh Chủ tịch Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Các nhân viên của nha công an sẽ do nghị định Bộ trưởng bộ Nội vụ bổ nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc nha công an.

Nguồn: FB Mạc Nguyễn - 19/8/2022.


TÔ QUANG ĐẨU MỘT LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH

Friday, July 15, 2022

TÔ QUANG ĐẨU MỘT LÃO THÀNH CÁCH MẠNG CỘNG SẢN CHÂN CHÍNH

Tô Đức Minh

Tô Quang Đẩu (tức Tô Điển) sinh năm 1906, – là em họ Tô Chấn và Tô Hiệu. Tô Quang Đẩu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, đánh máy chữ cho hãng tàu Bạch Thái Bưởi ở Hải Phòng, sau đó chuyển sang hiệu Xuân An bán hàng tạp hóa ở Kinh Môn, Hải Dương. Tại đây, Tô Quang Đẩu đã tham gia phong trào đòi để tang cụ Phan Chu Trinh. Rồi ông lên Hà Nội làm thợ xếp chữ cho nhà in Ngô Tử Hạ, ở cùng Tô Chấn và Tô Hiệu. Ông có điều kiện tiếp cận nhiều sách báo cách mạng. Thấm nhuần tinh thần yêu nước, ông và Tô Chấn, Trần Huy Liệu vào Sài Gòn tiếp tục hoạt động trong Việt Nam Quốc dân Đảng, tham gia truy điệu cụ Lương Văn Can, bán sách tuyên truyền chính trị của Hội “Duy Tân thư xã” do Trần Huy Liệu sáng lập.

Năm 1929, ông cùng Tô Chấn thực hiện kế hoạch mưu sát 2 tên toàn quyền

Đông Dương và Nam Dương (Indonesia). Kế hoạch không thành, cuối năm 1930, ông bị truy nã phải chạy chốn lên làng Đình Bảng (Bắc Ninh) làm nghề bán thuốc, lại bị lộ ông phải chốn sang Chợ Chờ, Yên Phong (Bắc Ninh) ở ẩn. Sau một thời gian nghe ngóng không thấy động tĩnh gì của bọn mật thám, Tô Quang Đẩu lại về Hà Nội làm nghề nấu nước mắm ở Cầu Giấy. Ông gặp các đồng chí Tô Hiệu, Trần Huy Liệu từ Côn Đảo và đồng chí Minh ở Liên Xô trở về nên tiếp tục hoạt động cách mạng, cho đến năm 1938, được Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ dạy chữ Quốc ngữ cho tổ chức Hữu ái những người lái xe ô tô con và làm phóng viên cho báo “Đời nay”.

Tháng 9 – 1939, Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, chưa kịp rút vào bí mật thì ông bị mật thám bắt và đưa xuống Hải Phòng, tòa án Hải Phòng xử 6 tháng tù về tội tuyên truyền sách báo cách mạng. Hết hạn tù, đang chờ Thành ủy phân công công tác ông lại bị bắt và bị kết án tù 5 năm, đày lên nhà tù Sơn La

Trải qua các nhà tù ở Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, nay phải đi Sơn La, ông vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Hết hạn nhà tù Sơn La , vừa trở về Hà Nội hoạt động, ông lại bị bắt vào nhà tù Hỏa Lò. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), ở Hỏa Lò ra ông là cán bộ Xứ ủy An toàn khu ở làng Vạn Phúc, thị xã Hà Đông. Đến tháng 8 - 1945, Xứ ủy quyết định cử ông xuống phụ trách công tác Đảng ở Hải Phòng, hồi đó ông Trần Quốc Hoàn là Bí thư. Tháng 1-1946, đồng chí Lê Thanh Nghị phụ trách miền Duyên Hải điều ông sang làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Kiến An, đồng chí Mai Côn làm Bí thư Tỉnh ủy. Tháng 5 - 1946, đồng chí Nghị lại điều ông sang làm Chủ tịch UBHC, kiêm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Yên, đồng chí Trần Qúy Kiên là Bí thư Tỉnh ủy. Khi Pháp đánh Hải Phòng, ông làm Phó Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến (UBKC) Khu 3 vừa mới thành lập. Năm 1948, ông làm khu ủy viên, Phó Chủ tịch UBHVKC liên khu 10, Bí thư Đảng toàn chính quyền liên khu. Năm 1950-1953, ông là Ủy viên Ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ Năm 1954 là Ủy viên Hội đồng cung cấp mặt trận Trung ương, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ, phụ trách bộ phận hỏa tuyến từ Sơn La đến Điện Biên. Từ tháng 9 - 1954 đến 12 - 1956 là Tham tán Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô, Bí thư cán sự Đảng. Từ năm 1957 đến 1975 là Bí thư Đảng đoàn Bộ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Với những công lao đóng góp cho cách mạng, ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và Huân chương chống Mỹ hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng; năm 1991, ông được truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.

Ông mất ngày 25 tháng 11 năm 1990 (tức 9 - 10 Canh Ngọ), tại Hà Nội, hưởng thọ 84 tuổi.


Phim tài liệu: Anh về cùng mùa hoa

Sunday, March 20, 2022
Phim tài liệu:

Anh về cùng mùa hoa

Video VTV2

Giỗ lần thứ 78 - Nhà cách mạng liệt sỹ TÔ HIỆU (7/3/1944-7/3/2022) và kỷ niệm 110 năm năm sinh của ông (1912-2022).

Nguồn: YouTube 19 thg 3, 2022

Chuyến làm phim cho tôi hiểu những đóng góp to lớn của liệt sĩ Tô Hiệu với cách mạng Việt Nam

Tuesday, March 15, 2022

Chuyến làm phim cho tôi hiểu những đóng góp to lớn của liệt sĩ Tô Hiệu với cách mạng Việt Nam

Nguyễn Công Đán

Lãnh đạo tỉnh Sơn La cùng thân nhân gia đình đồng chí Tô Hiệu và các đại biểu tham quan triển lãm về thân thế, sự nghiệp và cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tô Hiệu tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La. (Ảnh: Nguyễn Cường/TTXVN)



Từ thời đi học và cho mãi đến nhiều năm sau này, tôi chỉ hiểu một cách chung chung rằng liệt sĩ Tô Hiệu (1912-1944) là một nhà cách mạng và là người trồng đào tại nhà tù Sơn La.
Đó là vào đầu xuân Quý Mùi 2003, tôi cùng các phóng viên quay phim Mạnh Khởi, Anh Phương và lái xe Văn Cẩn của Đài PT&TH Hưng Yên đi Sơn La làm phim về liệt sĩ Tô Hiệu. Chúng tôi đã nhờ bạn bè tại Báo Sơn La đi xem xét chọn thời điểm cây đào do liệt sĩ Tô Hiệu trồng năm xưa nở hoa để quay cho đẹp. Quay cảnh tại Sơn La xong, một thời gian sau, chúng tôi điện lên xin lịch và bố trí ghi hình phỏng vấn một số đồng chí lão thành cách mạng, là bạn tù của đồng chí Tô Hiệu như đồng chí Nguyễn Thanh Bình, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực ban Bí thư, đồng chí Hoàng Tùng, nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, đồng chí Nguyễn Văn Trân, nguyên Bí thư TW Đảng, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội và nhà văn Hoàng Công Khanh. Tất cả những bạn tù cùng thời với đồng chí Tô Hiệu đều tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi ghi hình phỏng vấn tại nhà riêng. Và chính nhờ chuyến làm phim này, được tai nghe các bậc lão thành cách mạng kể chuyện và giảng giải, được mắt thấy nhà ngục Sơn La với những dãy hầm xà lim chìm sâu trong lòng đồi núi, chúng tôi hiểu biết hơn về Tô Hiệu - Một chiến sĩ cách mạng đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (Tô Hiệu mất khi mới 32 tuổi) nhưng đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, có đóng góp to lớn cho cách mạng và là một nhân cách cộng sản cao đẹp.

TÔ HIỆU CÓ TẦM NHÌN XA TRÔNG RỘNG

Nói về tầm nhìn xa trông rộng của nhà cách mạng Tô Hiệu, đồng chí Hoàng Tùng cho biết: Trước năm 1940, những người đảng viên Cộng sản và đảng viên của Việt Nam Quốc Dân đảng tại nhà tù Sơn La chia rẽ nhau, thậm chí công kích lẫn nhau. Thêm vào đó, tù thường phạm cũng không hợp tác với đảng viên, lại thêm có cả mật thám cài trong tù nhân, do đó, bộ máy quân Pháp tại nhà tù dễ dàng thực hiện âm mưu chia để trị, chúng đối xử dã man với tù chính trị, nhiều tù chính trị bị gông cùm, bị khủng bố, bị đói khát nên chết nhiều, và nhà ngục Sơn La trở thành “mồ chôn chính trị phạm”. Nhưng từ khi Tô Hiệu bị đày lên đây vào cuối năm 1940, nhờ tầm nhìn cũng như sự phân tích thuyết phục của ông mà các tù nhân gồm đủ các loại thành phần đã thống nhất với nhau và chịu ảnh hưởng của những người tù Cộng sản, từ đó họ đoàn kết chống lại bộ máy tàn bạo của thực dân, gần 300 tù nhân đã thành lập được “Uỷ ban tự quản” để đòi được đối xử nhân đạo, do đó số tù nhân chết giảm hẳn. Còn đồng chí Nguyễn Văn Trân kể: Nếu không có “tầm nhìn xa trong rộng” của Bí thư chi bộ Tô Hiệu thì có thể hàng trăm tù chính trị sẽ chết và không có cuộc vượt ngục năm 1943. Khi ấy, ta đấu tranh và tuyệt thực, chúng lùa hơn một trăm chính trị phạm xuống dãy hầm xà lim ngầm, bỏ mặc cho những người tù cộng sản đói khát, có người đã phải uống nước tiểu, một số người bị lả, nếu cứ đấu tranh thì không tránh khỏi tổn thất, đồng chí Tô Hiệu cho họp chi uỷ và đề ra chủ trương nhượng bộ bọn Giám thị để tìm cơ hội khác, nhờ đó an toàn về lực lượng. Về cuộc vượt ngục năm 1943, đồng chí Nguyễn Văn Trân cho biết: Trước đó đã có 2 tù chính trị vượt ngục nhưng không thành và bị chúng chặt đầu treo tại hành lang nhà tù để khủng bố tinh thần tù chính trị, nhưng Bí thư Chi bộ Tô Hiệu chỉ đạo vẫn phải tiếp tục vượt ngục. Đồng chí Tô Hiệu yêu cầu phải học tiếng Thái cho tiện hỏi đường, và phải xác định phương hướng đường đi lối lại nhân lúc được ra ngoài lao động khổ sai, đồng thời phải chuẩn bị áo quần giống như thổ dân… Tháng 8/1943, bốn đồng chí là Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Nguyễn Văn Trân, Lưu Đức Hiểu là những người chịu án khổ sai và án tù chung thân được chọn vượt ngục. Đoàn người không theo đường số 6 về xuôi mà quyết định vượt sông Đà để sang Yên Bái. Nhưng khi đó nước to, không thể đi bè qua sông, 4 cán bộ đành men sông băng rừng và về xuôi an toàn. Đây là chuyến vượt ngục thành công hiếm có.

CÓ CÔNG ĐÀO TẠO NHIỀU CÁN BỘ CHO ĐẢNG

Về những đóng góp của Tô Hiệu cho cách mạng Việt Nam, các đồng chí cùng hoạt động đều khẳng định đồng chí Tô Hiệu có công lớn trong công tác đào tạo những cán bộ cốt cán cho Đảng. Với vai trò là Thường vụ Xứ uỷ Bắc kì tham gia chỉ đạo phong trào vùng Duyên hải Bắc bộ từ năm 1936 đến 1939, và sau này là Bí thư Chi bộ nhà tù Sơn La từ 1941 đến 1944, đồng chí Tô Hiệu rất chú trọng huấn luyện đào tạo cán bộ cho Đảng. Các đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Tùng, Nguyễn Văn Trân nhận xét: Trong khoảng 4 năm ở nhà tù Sơn La, với vai trò là Bí thi chi bộ, đồng chí Tô Hiệu đã xây dựng kế hoạch học tập và trực tiếp biên soạn những tài liệu liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước cách mạng, công tác xây dựng đảng, công tác nông hội, địch vận…
Đồng chí Tô Hiệu cùng các đảng viên của Đảng đã biến nhà tù thành trường học. Chính tại nhà tù Sơn La, đã rèn luyện và đào tạo được nhiều cán bộ xuất sắc của Đảng, đã có 196 đồng chí ra tù và lần lượt đảm nhận nhiều chức vụ cao trong bộ máy Đảng và Nhà nước như các đồng chí: Nguyễn Lương Bằng (nguyên Phó Chủ tịch nước), Nguyễn Thanh Bình (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), Trần Quốc Hoàn (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), Văn Tiến Dũng (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), Mai Chí Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị), Lê Đức Thọ (Ủy viên Bộ Chính trị), Nguyễn Đức Tâm (Ủy viên Bộ Chính trị), Lê Thanh Nghị (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), Nguyễn Cơ Thạch (nguyên Ủy viên Bộ Chính trị), Xuân Thuỷ (Bí thư TW Đảng), Hoàng Tùng (Bí thư TW Đảng), Nguyễn Văn Trân (Bí thư TW Đảng), Trần Độ (nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội), Đặng Việt Châu (nguyên Phó Thủ tướng), Lưu Đức Hiểu (nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội), Song Hào (thượng tướng), Phạm Ngọc Mậu (thượng tướng), Lê Quang Hoà (thượng tướng), Trần Kiên (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Lê Lam (nguyên Phó Thủ tướng) Trần Huy Liệu (nguyên Bộ trưởng Tuyên truyền), Ngô Minh Loan (nguyên Bộ trưởng Bộ Lương thực), Hoàng Quốc Thịnh (nguyên Bộ trưởng Bộ Nội thương), Nguyễn Hữu Mai (nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông), Dương Quóc Chính ( Bộ trưởng Bộ Thương binh Xã hội), Nguyễn Khang (nguyên Bộ trưởng Phủ Thủ tướng)…

VÀ MỘT NHÂN CÁCH CỘNG SẢN CAO ĐẸP

Chiến sĩ cách mạng Tô Hiệu sinh 1912 tại Xuân Cầu, Văn Giang trong một gia đình có truyền thống nho giáo và yêu nước. Ông cùng anh trai là Tô Chấn tham gia Việt Nam Quốc dân Đảng. Anh trai ông là lãnh tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng. Hai anh em Tô Hiệu hăng hái tham gia các phong trào chống Pháp. Rồi Tô Hiệu bị địch bắt và đày đi Côn Đảo vào cuối năm 1929. Thời gian ở Côn Đảo, ông chuyển hướng và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng, ông tham gia Thường vụ Xứ uỷ Bắc kì và phụ trách phong trào các tỉnh Duyên hải Bắc bộ gồm Quảng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương. Ông bị bắt cuối năm 1939, và bị đưa đày tại nhà ngục Sơn La vào cuối năm 1940 và mất vào tháng 7/3 năm 1944 tại nhà ngục Sơn La vì chế độ hà khắc của nhà tù và vì bệnh lao quá nặng. Trước đó Tô Chấn - anh trai của ông cũng đã chuyển sang hàng ngũ những người cộng sản và được bố trí vượt ngục Côn Đảo cùng chiến sĩ cách mạng Ngô Gia Tự. Nhưng tiếc là thuyền gặp bão, cả đoàn hy sinh trên biển. Kể về nhân cách cao đẹp của đồng chí Tô Hiệu, nhà văn Hoàng Công Khanh nhớ lại: Anh Tô Hiệu rất yêu mẹ, anh lúc nào cũng thể hiện là mình còn bé để cho mẹ vui. Với người yêu, anh luôn nhắn nhủ rằng hãy đi lấy chồng chứ không thể chờ đợi một người tù như anh… Nhà văn Hoàng Công Khanh xúc động kể việc đồng chí Tô Hiệu nhường thuốc để chữa bệnh lao phổi cho nhà văn, mặc dù đồng chí Tô Hiệu cũng mắc lao phổi rất nặng. Đồng chí Nguyễn Văn Trân kể lại câu chuyện Tô Hiệu trồng cây đào cạnh phòng giam thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời bất chấp ngục tù. Những chi tiết đó cho thấy nhân cách cao đẹp của nhà cách mạng Tô Hiệu.

Và tôi rất nhớ lời của nhà tuyên huấn Hoàng Tùng, ông kể: “Khi nghe tin Tô Hiệu mất, Tổng Bí thư Trường Chinh đã khóc rất nhiều”. Và ông nói thêm: “Tô Chấn và Tô Hiệu đều có tầm lãnh tụ, một nhà có hai bậc quân vương mà tiếc là không thành. Nhưng đấy là những tấm gương đẹp đã một đời hy sinh vì nước vì dân”.

Năm đó chúng tôi làm phim tài liệu về nhà cách mạng Tô Hiệu có tựa đề “THẮM MÃI MỘT SẮC ĐÀO CỘNG SẢN”. Năm nay, nhân cán bộ và nhân dân Hưng Yên đang chuẩn bị kỉ niệm 110 năm ngày sinh của nhà cách mạng Tô Hiệu, (1912-2022) và 78 năm ngày mất của ông(7/3/1944-7/3/2022), xin ghi lại câu chuyện làm phim cách nay đã 20 năm, và xin cảm ơn các bạn tù của liệt sĩ Tô Hiệu là các đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Hoàng Tùng, Nguyễn Văn Trân, Hoàng Công Khanh đã kể cho chúng tôi những điều không thể nào quên về Tô Hiệu - Một chiến sĩ có nhiều đóng góp to lớn cho cách mạng Việt Nam.

Nguyễn Công Đán
Nguồn: Người làm báo Hưng Yên - Thứ sáu - 04/03/2022




Tự hào Tô Hiệu và quê hương

Nguyễn Đán

Giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng cho học sinh tại Di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.



Nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày mất (7/3/1944-7/3/2022) nhà cách mạng – liệt sỹ Tô Hiệu, xin có đôi dòng cảm nhận về quê hương ông, cũng như về bản thân Tô Hiệu một người con ưu tú của Đảng, sinh ra, lớn lên ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang.
Tôi có may mắn nhiều lần được đến làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang và Nhà tù Sơn La tỉnh Sơn La. Đây là hai địa chỉ đỏ nổi tiếng, đầy tự hào, gắn liền với tên tuổi của nhà cách mạng – liệt sỹ Tô Hiệu.

Nằm bên bờ sông Bắc Hưng Hải hiền hòa, tháng năm miệt mài chở nước tưới cho ruộng đồng, từ xa xưa thôn Xuân Cầu xã Nghĩa trụ nơi Tô Hiệu sinh ra và lớn lên đã nổi tiếng khắp vùng qua câu ca; “Ai về Đồng Tỉnh Xuân Cầu, Đồng tỉnh bán thuốc, Xuân Cầu nhuộm thâm”. Không chỉ nổi tiếng với các ngành nghề kể trên, xã Nghĩa Trụ còn là vùng đất hiếu học khoa bảng có truyền thống yêu nước và cách mạng. Chế độ khoa bảng thời phong kiến, xã Nghĩa Trụ có 12 người đỗ đại khoa như cụ Nguyễn Hằng đỗ tiến sỹ năm 1586, Cụ Nguyễn Hành đõ tiến sỹ năm 1688, cụ Nguyễn Gia Cát đỗ tiến sỹ năm 1787... Đến giai đoạn đầu cách mạng do Đảng lãnh đạo, ở xã Nghĩa Trụ có nhiều chiến sỹ cách mạng kiên trung, một lòng theo Đảng và nhiều nhà văn hóa lớn như chiến sỹ cách mạng Tô Chấn, Tô Hiệu, nhà văn Nguyễn Công Hoan, danh họa nổi tiếng Tô Ngọc Vân...Sau này là các đồng chí Lê Văn Lương, Tô Lâm...là những cán bộ cốt cán của Đảng. Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân xã Nghĩa Trụ đoàn kết đồng lòng, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra, là xã nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng ấy, đồng chí Tô Hiệu (sinh năm 1912) đã sớm phát huy tinh thần yêu nước và cách mạng của quê hương, năm 1927 ông lên Hà Nội ở với anh trai là Tô Tu. Tại đây, ông vừa đi học, vừa tham gia các hoạt động cách mạng trong các tổ chức của Đảng. Cuối năm 1929, ông vào Sài Gòn hoạt động cách mạng với anh trai là Tô Chấn. Hai anh em ông bị địch bắt trong một cuộc họp, rồi bị chúng đầy ra giam cầm tại nhà tù Côn Đảo. Tại nhà tù Côn Đảo Tô Hiệu tham gia tổ chức vượt ngục nhưng không thành. Năm 1934, Tô Hiệu mãn hạn tù trở về quê hương. Mặc dù bị địch theo dõi, quản thúc chặt chẽ nhưng Tô Hiệu vẫn tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng ở Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, tham gia lãnh đạo phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương và được bầu vào Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ.
Trong hai năm 1936 – 1937, ông tham gia chỉ đạo phong trào cách mạng tại Hà Nội và một số địa phương khác. Năm 1938 – 1939, ông được điều về đặc trách Bí thư liên khu B (bao gồm các tỉnh duyên hải Bắc bộ; Hải Dương, Hưng Yên và kiêm Bí thư thành ủy Hải Phòng). Cuối năm 1939, Tô Hiệu bị địch bắt và giam cầm tại nhà tù Hải Phòng, nhà tù Hỏa Lò, rồi bị kết án 5 năm khổ sai, bị đầy lên nhà tù Sơn La vào cuối năm 1940. Tại đây ông bị thực dân Pháp coi là một nhân vật cực kỳ nguy hiểm. Chúng lấy cớ ông bị lao phổi nặng lên biệt giam ông ở xà lim hình tam giác có diện tích chưa đầy 4 m2, nhằm cách ly ông hoàn toàn với các tù nhân khác. Mặc dù trong hoàn cảnh đó, song Tô Hiệu vẫn tìm cách liên lạc với với các tù nhân chính trị như Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu và một số đồng chí tù nhân nữa thành lập chi bộ nhà tù Sơn La. Chi bộ đề ra đường lối, nhiệm vụ cụ thể, lãnh đạo tù nhân chống lại chế độ nhà tù hà khắc, bảo toàn lực lượng cách mạng. Tháng 5.1940, Tô Hiệu được bầu làm Bí thư chi bộ nhà tù Sơn La. Với kinh nghiệm hoạt động của mình, vượt lên bệnh tật, chế độ hà khắc của nhà tù đế quốc, Tô Hiệu tổ chức công tác tuyên truyền cách mạng ngay trong nhà tù, biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng như mở các lớp học văn hóa, chính trị, quân sự, bồi dưỡng giảng viên, hướng dẫn đấu tranh cho các tù nhân...Ngày 7.3.1944 Tô Hiệu chút hơi thở cuối cùng tại nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Mộ của ông được đặt tại vị trí trung tâm nghĩa trang liệt sỹ nhà tù Sơn La.

Giờ đây, nếu có dịp đến thăm khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà tù Sơn La nằm trên đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu thành phố Sơn La, ta vẫn cảm nhận được không khí lao tù khắc nghiệt, đòn roi man rợ của kẻ thù và tinh thần sục sôi ý chí đấu tranh cách mạng của những người cộng sản.

Tô Hiệu mất đi nhưng tấm gương về tinh thần và ý chí cách mạng vẫn chói sáng, hun đúc, lan tỏa tinh thần yêu nước, cách mạng cho muôn đời con cháu noi theo.

Nguyễn Đán
Nguồn: Người làm báo Hưng Yên - Thứ hai - 07/03/2022

Thời sự Hưng Yên Chủ nhật ngày 06/03/2022


Thời sự Hưng Yên Chủ nhật ngày 06/03/2022
Trọn chương trình tôn vinh cuộc đời của nhà cách mạng TÔ HIỆU

Video Truyền hình Hưng Yên - HYTV

Giỗ lần thứ 78 - Nhà cách mạng liệt sỹ TÔ HIỆU (7/3/1944-7/3/2022) và kỷ niệm 110 năm năm sinh của ông (1912-2022).

Nguồn: YouTube 06/03/2022

Đồng chí Tô Hiệu với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên

Đồng chí Tô Hiệu với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên

Truyền Hình Quốc Hội Việt Nam

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912-2022), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh uỷ Hưng Yên đã tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Tô Hiệu với cách mạng Việt Nam và Hưng Yên". Tại Hưng Yên, Sơn La cũng diễn ra các hoạt động kỉ niệm, dâng hương để nhớ về "tinh thần Tô Hiệu", về người suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng.

Sáng 6/3, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh uỷ Hưng Yên tổ chức Hội thảo khoa học "Đồng chí Tô Hiệu với cách mạng Việt Nam và Hưng Yên" theo hình thức trực tuyến. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương chủ trì Hội thảo.

Hội thảo khoa học là hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu (1912-2022), nhằm tri ân, tôn vinh những cống hiến to lớn của đồng chí Tô Hiệu đối với cách mạng Việt Nam và quê hương Hưng Yên.

Đồng chí Tô Hiệu sinh tại làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, ngay từ tuổi thiếu niên, Tô Hiệu đã tham gia tích cực phong trào yêu nước của học sinh. Năm 1930, đồng chí Tô Hiệu bị Thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn, kết án 4 năm tù khổ sai, đày đi Côn Đảo. Năm 1932, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, ra tù, đồng chí tiếp tục tham gia hoạt động, lần lượt được bầu vào Ban Thường vụ Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ, Ủy viên Thường vụ Liên Xứ ủy Bắc kỳ- Bắc Trung Kỳ. Phụ trách Khu B. Cuối năm 1939 đồng chí lại bị Thực dân Pháp bắt, sau đó bị đày lên Nhà tù Sơn La. Tại đây, Tô Hiệu đã lãnh đạo Chi bộ, đấu tranh chống chế độ tàn bạo của nhà tù Sơn La, huấn luyện, đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở cách mạng, tổ chức vượt ngục thành công cho một số cán bộ chủ chốt của Đảng. Những cống hiến và hy sinh của người chiến sĩ cộng sản kiên trung ấy được các đại biểu phân tích làm rõ trong hội thảo.



Ông LÒ MINH HÙNG, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sơn La: “Đồng chí Tô Hiệu và các chiến sĩ cộng sản thực sự đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, chiến thắng sự tàn ác, khắc nghiệt ở chốn lao tù. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Tô Hiệu và Chi ủy, nhà tù Sơn La trở thành nơi đào tạo, bồi dưỡng, ươm mầm những hạt giống đỏ cung cấp cho phong trào cách mạng Việt Nam và trực tiếp đóng góp vào thành công của cao trào khởi nghĩa giành chính quyền đến cách mạng Tháng Tám”.



Ông NGUYỄN HỮU NGHĨA, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên: “Biết ơn công lao to lớn của đồng chí Tô Hiệu đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, chúng ta nguyện noi gương đồng chí Tô Hiệu rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu suốt đời vì mục tiêu lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội”.

Đồng chí Tô Hiệu hy sinh vào ngày 7/3/1944 tại nhà tù Sơn La khi mới 32 tuổi. Cây đào do đồng chí trồng ở nhà tù Sơn La sau này được mang tên cây đào Tô Hiệu, để tưởng nhớ tinh thần đấu tranh cách mạng kiên cường, bất khuất của một con người kiên gan, anh dũng. Tinh thần ấy không bao giờ tắt, mãi mãi toả sáng. Tinh thần và bản lĩnh phẩm chất người chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu là tài sản vô giá của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tấm gương sáng cho thế hệ hôm nay và mai sau noi theo.



DÂNG HƯƠNG KỶ NIỆM 110 NGÀY SINH ĐỒNG CHÍ TÔ HIỆU

Tại Khu lưu niệm đồng chí Tô Hiệu, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Hưng Yên tổ chức lễ Dâng hương kỷ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Tô Hiệu - Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Cách mạng Việt Nam và lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích Lịch sử quốc gia khu lưu niệm đồng chí Tô Hiệu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tham dự buổi lễ.

Khu lưu niệm đồng chí Tô Hiệu được xây dựng vào năm 2000 và là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ về tấm gương bất khuất, kiên trung, trọn đời của chiến sĩ cộng sản Tô Hiệu. Tại lễ đón nhận bằng di tích lịch sử Quốc gia cho khu lưu niệm này, đại diện Đảng uỷ, Chính quyền và gia đình đồng chí Tô Hiệu bày tỏ lòng biết ơn đối với sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước, đồng thời xin hứa sẽ giữ gìn và phát huy tối đa giá trị của di tích. Đại tướng Tô Lâm cùng với các đại biểu đã dâng hương và dành phút mặc niệm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới công lao của đồng chí Tô Hiệu đối với cách mạng. 32 năm tuổi đời, 18 năm đồng chí Tô Hiệu đã dấn thân, hy sinh vì độc lập của dân tộc, vì tự do và hạnh phúc của nhân dân, trở thành một tấm gương sáng về người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng .

THẮM MÃI SẮC ĐÀO TÔ HIỆU

Có những cái chết hoá thành bất tử, có những hy sinh để mãi mãi hồi sinh, điều này có lẽ đúng với những người chiến sỹ cộng sản kiên trung nói chung, và với đồng chí Tô Hiệu nói riêng. Sinh ra ở quê hương Hưng Yên, cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng; đặc biệt là phần lớn thời gian thanh xuân và tuổi trẻ, đồng chí bị giam cầm và hy sinh trong “địa ngục trần gian” - nhà tù Sơn La, song đồng chí đã viết lên những trang Sơn La được biết đến là nơi rừng thiêng nước độc, heo hút, thời tiết khắc nghiệt. Nhà cách mạng, nhà thơ Xuân Thuỷ đã từng thốt lên:

Lại đến Sơn La lại núi rừng
Nằm trên đỉnh núi mà như bưng
Lờ mờ cửa ngục thông ba lỗ
Thăm thẳm hầm giam sâu mấy tầng
Tháng tháng cơm xôi đau cả bụng
Ðêm đêm sàn đá buốt sau lưng...

Thực dân Pháp lợi dụng nơi "rừng thiêng nước độc" này để biến Nhà tù Sơn La thành "địa ngục trần gian" để giam cầm, đày ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người cộng sản Việt Nam. Vượt lên trên gông cùm và tội ác của thực dân Pháp, những người cộng sản Việt Nam đã biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng, biến những phòng giam lạnh lẽo thành tổ ấm, thắm tình đồng chí của những bạn tù. Chi bộ nhà tù Sơn La đã tổ chức đại hồi lần đầu tiên vào tháng 5/1940 và đã bầu đồng chí Tô Hiệu làm Bí thư chi bộ.



Bà NGÔ THỊ HẢI YẾN – Giám đốc Bảo tàng Sơn La: “Các cựu tù nhân và các vị tiền bối CM đều nhận định sự ra đời của chi bộ nhà tù Sơn La là sự kiện mang tính chất lịch sử, Chi bộ ra đời được tổ chức bí mật, chặt chẽ và hoạt động hiệu quả. Và đồng chí Tô Hiệu thể hiện tinh thần kiên trung bất khuất, lạc quan cách mạng và là linh hồn của chi Bộ nhà tù Sơn La”

Hôm nay là một ngày đặc biệt đối với thầy trò trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu, và đối với thân nhân gia đình ông. Lễ khánh thành tượng đài bán thân nhà cách mạng, liệt sỹ Tô Hiệu diễn ra vào đúng thời điểm dịch bệnh phức tạp, các em học sinh nghỉ học online, song vẫn được tổ chức giản dị và ấm cúng. Một căn phòng nhỏ lưu giữ những cuốn sách và những kỷ vật về người con ưu tú, người chiến sỹ cộng sản kiên trung đã thể hiện sự trân trọng quá khứ, sự quan tâm trong giáo dục truyền thống cách mạng của thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh hôm nay.



Ông TÔ QUYẾT TIẾN – Cháu ruột đồng chí Tô Hiệu: “Tôi biết rằng do dịch bệnh nên nhiều hoạt động tri ân và tưởng niệm phải tạm dừng hoặc giảm quy mô nhưng cái không thay đổi được trong lòng tôi là sự tri ân biết ơn sâu sắc của lãnh đạo và nhân dân Sơn La. Các hoạt động đó có ý nghĩa giáo dục với nhân dân, thế hệ trẻ, về truyền thống cách mạng của các tiền nhân”.

Còn với lớp lớp thế hệ trẻ và các học sinh đang vinh dự được học tập rèn luyện dưới mái trường mang tên liệt sỹ Tô Hiệu nói riêng, bài học lịch sử các em được học hôm nay là hành trang để các em mang theo, vững vàng trong những chặng đường chinh phục tri thức và góp sức xây dựng quê hương



Em DƯƠNG THẾ HIẾU, Trường THPT Tô Hiệu, thành phố Sơn La: “Là một học sinh của ngôi trường được mang tên người anh hùng CM Tô Hiệu chúng em thấy mình phải có trách nhiệm phát huy truyền thống của nhà trường. chúng em cần phải học tập tốt hơn, cố gắng trau dồi tri thức hoàn thiện bản thân mình từ đó lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Tô Hiệu đến mọi người , đến lớp lớp thế hệ học sinh sau của nhà trường”.

Ngục tù chật hẹp, sàn đá lạnh căm không giam hãm, không ngăn nổi những mầm đào bật lên, để hôm nay những mùa hoa đào thắm mãi, như một nhân chứng lịch sử về tấm gương lạc quan, kiên cường, dũng cảm, trọn đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của người anh hùng liệt sỹ./.