Khánh thành chùa Xuân Cầu

Thursday, April 19, 2012
_ Cẩm Vân _
Sáng ngày 18 tháng 03 năm 2012 tại chùa Xuân Cầu – thôn Tam Kỳ - Phúc Thọ - Hưng Yên đã long trọng tổ chức lễ Khánh thành chùa Xuân Cầu.

Tham dự và chứng minh buổi lễ có
chư Tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN);
HT. Thích Thanh Dũng – Thành viên HĐCM GHPGVN;
HT. Thích Thanh Nhiễu Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu (1952- nay) là một trong những lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam,[1] Ông hiện là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình).[2]

Thân thế
Sư thế danh là Vũ Đức Chính, sinh năm 1952 tại Nam Trực, Nam Định.[3] Năm 11 tuổi, sư xuất gia tu hành tại chùa Nhất Trụ (Ninh Bình) và thọ Đại giới vào năm 20 tuổi.

Hoạt động Đạo - Đời
Sau Hội nghị thống nhất các tông phái Phật giáo Việt Nam để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam vào năm 1981, Sư được cử làm nhân viên Văn phòng I Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tham gia lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Từ năm 1987, Sư được Trung ương Giáo hội cử làm Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự kiêm Phó Văn phòng I. Trong giai đoạn 1997-2007, Sư đảm nhiệm chức Phó Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự kiêm Chánh Văn phòng I Trung ương Giáo hội.

Tại Đại hội VI của Giáo hội Phật giáo Việt Nam diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào năm 2007, Sư được suy cử đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự.

Tại Hội nghị Thông qua việc giới thiệu Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu đảm nhiệm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự, ngày 26 tháng 12 năm 2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, Với 100% phiếu thuận, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức thông qua việc giới thiệu Thượng tọa Thích Thanh Nhiễu đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực hội đồng trị sự thay thế Trưởng lão hòa thượng Thích Thanh Tứ - nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS đã viên tịch.[4]
– Phó chủ tịch thường trực HĐTS GHPGVN;
Nhị vị tôn đức Phó chủ tịch HĐTS GHPGVN
HT. Thích Thiện Nhơn
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

HT.TS Thích Thiện Nhơn hiện là Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Trong các nhiệm kỳ trước, Hòa thượng từng đảm nhiệm các chức vụ:
Phó ban Trị sự - Chánh Thư ký Thành hội Phật giáo TP.HCM,
Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phật học,
Phó ban Hoằng pháp TƯ và nhiều chức vụ quan trọng khác.

Hòa thượng là tác giả của vài chục tác phẩm Phật học có giá trị, vừa là nhà giáo dục - hoằng pháp vừa là nhà hành chính Phật giáo.

Theo Đạo Phật Ngày Nay
– Tổng thư ký HĐTS GHPGVN;
HT. Thích Bảo Nghiêm
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm

TT.Thích Bảo Nghiêm thế danh Đặng Minh Châu Sinh ngày 27/12/1956 tại xã Vũ Lăng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện là Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Hoằng Pháp TW.GHPGVN, Trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư - số 50 phố Lý Quốc Sư quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. www.chuabang.com

Sinh ra và lớn lên trong gia đình cách mạng, bố là Đảng viên, bác sỹ Bệnh viện tỉnh Thái Bình, mẹ là Y tá Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Bungari tỉnh Thái Bình. Từ nhỏ sống, đi học văn hóa với bố mẹ ở xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Do nhà gần chùa nên sớm tối lui tới chùa lễ Phật và mến mộ đạo Phật. Năm 1971 xin phép cha mẹ xuất gia tu tại chùa Diên Phúc thôn Nam Hà, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

+ Năm 1972, được tu học tại Trường tu học Phật Pháp Trung Ương. Năm 1981 – 1985 học tại trường cao cấp Phật Học Việt Nam khoá I ( nay là Học viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội- chùa Quán Sứ Hà Nội). Trong kỳ thi tốt nghiệp là một trong 6 vị tăng ni sinh xuất sắc đỗ loại ưu.
+ Tháng 2/1986 được Giáo hội bổ nhiệm công tác và lưu trú Tại văn phòng Thành Hội Phật Giáo Hà Nội ( chùa Bà Đá số 3 phố Nhà thờ Hà Nội.
+ Tháng 11/1987 tại Đại hội Phật Giáo Hà Nội lần thứ II được cử chánh Văn Phòng ban trị sự Thành Hội.
+ Tháng2/1989 được Ban giám hiệu mời làm giảng sư và Thư Ký trường Cơ bản Phật học Hà Nội.
+ Tháng 3/1992 Thành hội bổ nhiệm trụ trì Chùa Lý Triều Quốc Sư - số 50 phố Lý Quốc Sư Hà Nội.
+ Tháng 4/1992 Đại hội Thành hội Phật Giáo Hà Nội nhiệm kỳ III được cử giữ chức Chánh Thư Ký kiêm Chánh Văn Phòng Thành Hội Phật Giáo Hà Nội.
+ Tháng 2 năm 1992 được bổ nhiệm trụ trì chùa Lý Triều Quốc Sư tại số 50 đường Lý Quốc Sư, Hà Nội.
+ Tháng 11/1992 Đại hội Phật Giáo Việt Nam lần thứ III được cử thành viên Hội đồng trị sự Trung Ương, Chánh thư ký Ban hướng dẫn nam nữ Phật tử Trung Ương.
+ Năm 1993 Ban giám hiệu Trường Cao cấp Phật Học Việt Nam thỉnh mời làm giảng sư của Trường.
+ Năm 1994 Đại hội Mặt trận Tổ Quốc Thành phố Hà Nội được tham gia Uỷ Viên Uỷ ban khoá 12 và Uỷ vên Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc quận Hoàn Kiếm.
+ Năm 1994 tham gia Uỷ viên Uỷ ban Hoà bình Thành Phố Hà Nội.
+ Ngày 02.06.1996: Được bổ nhiệm trụ trì chùa Linh Tiên Tự hay còn gọi là Chùa Bằng A. tại Phường Hoằng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
+ Tháng 8/1997: Đại hội kỳ IV Thành hội Phật Giáo Hà Nội được tái cử Chánh thư ký kiêm Chánh Văn phòng Thành Hội.
+ Tháng 11/1997 Đại hội lần thứ IV GPGVN được suy cử trong Ban Thường trực kiêm Uỷ viên kiểm soát Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó ban Hoằng Pháp Trung ương, Phó thư ký Ban Giáo Dục Tăng Ni Trung ương. Tại Đại hội này đã được Giáo Hội tấn phong Giáo Phẩm Thượng Toạ.
+ Tháng 12/1997 Ban trị sự Thành Hội cử chức Phó hiệu trưởng kiêm Giáo Vụ Trường cơ bản Phật học Hà Nội.
+ Tháng 2/1999, được bổ nhiệm trụ trì Chùa Cảm Sơn tại Phường Đại Lài, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Tháng 8/1999 Đại hội Mặt trận Tổ Quốc Thành Phố Hà Nội chức lần thứ 13, được tái cử Uỷ viên Uỷ ban và là Uỷ viên UBMTTQ quận Hoàn Kiếm và phường Hàng Trống(đương nhiệm).
+ Giới đàn Phật Giáo Hà Nội được tổ chức hàng năm sau khoá hạ an cư, được thỉnh làm điển lễ và giới sư các giới đàn.
+ Năm 2001 là ủy viên hội bảo tồn di sản văn hóa Thăng Long Hà Nội.
+ Năm 2002: là Phó Ban thường trực Ban trị sự Thành hội Phật Giáo Hà Nội - nhiệm kỳ 5.
- Tại Đại Hội Đại biểu Phật Giáo toàn quốc của GHPG Việt Nam lần V, được cử làm Ủy viên Thư ký Hội Đồng trị sự GHPG Việt Nam nhiệm kỳ 2002 - 2007, kiêm Phó trưởng Ban Hoằng Pháp Trung Ương.
+ Năm 2004: Tái đắc cử Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa 13 nhiệm kỳ 2004 - 2009 và tái đắc cử là ủy viên Ủy ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành Phố Hà Nội khoá 14 nhiệm kỳ 2004 - 2009.
+ Năm 2005: được cử làm Trưởng Ban đại diện Phật Giáo tỉnh Hà Tĩnh.
+ Năm 2006: vào Tháng 7, được mời làm Phó viện trưởng Học viện PG Việt Nam tại Hà Nội, phụ trách giáo dục đào tạo và công tác của sinh viên.
+ Năm 2007: là ủy viên Ban Chấp hành TW Hội Chữ Thập Đỏ khóa 8. Tại Đại Hội Đại Biểu Phật Giáo Tỉnh Hà Tĩnh lần I tổ chức vào Tháng 8, được suy cử làm Trưởng Ban Trị sự tỉnh Hà Tĩnh. Cũng trong Tháng 8, được suy cử làm Phó Chủ tịch Ủy Ban Hòa bình TP Hà Nội.
- Tháng 9: Tại Đại Hội VI của Thành Hội PGHN được suy cử là Phó trưởng Ban thường trực Hội Đồng Trị Sự Thành Hội PG Hà Nội nhiệm kỳ 2007 - 2012.
- Tháng 10: được cử làm Phó CT Ủy Ban Quốc Tế Phật Đản của Việt nam ( IOC).
- Tháng 12: tại Đại Hội VI của GHPG Việt Nam, được suy cử làm Phó Chủ Tịch Hội Đồng Trị Sự TW GHPG Việt nam kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp TW GHPG Việt Nam nhiệm kỳ 2007 - 2012.
+ Năm 2008: Vào trung tuần Tháng 2 năm 2008, Thủ tướng Chính Phủ cử làm Ủy viên Ban điều phối Đại Lễ Phật Đản LHQ tại Việt Nam kiêm Trưởng ban trang trí khánh tiết tại Đại Lễ.
Tháng 12, Tại Hội Nghị Hợp nhất Phật Giáo Hà Nội và Hà Tây được cử làm Trưởng Ban trị sự Thành Hội PG Hà Nội mới.
+ Năm 2009: vào tháng 4 là Trưởng phái đoàn Đại biểu của GHPG Việt Nam đi Hoằng Pháp tại các nước Châu Âu.
+ Từ năm 2000 đến nay, là Giới sư các Giới Đàn của Thành Hội PG Hà Nội tổ chức (mỗi năm một đàn). Kiêm Giới sư của các Giới đàn tỉnh Vĩnh Phúc, Tỉnh Hà Nam, Thanh Hóa. Là giảng sư Trường Trung cấp Phật Học Hà Nội, Hà Tây, Hải Dương, Nam Định khóa I, II. Là Giảng sư Học viện PG Việt Nam khóa 3 đến khóa 6.

+ Từ năm 1988 đến năm 1992: là giáo viên giảng dạy Phật Pháp tại Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội. Cũng là vị tu sỹ đầu tiên làm giảng viên dạy Phật Pháp tại trường Quốc gia hệ Đại học.

- Các phần thưởng, bằng khen trong quá trình làm công tác Phật sự và Hoằng Pháp:
- được nhiều bằng tuyên dương công đức của GHPG Việt Nam
- 2 Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ: trong đó
1 kỷ niệm chương của UB Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam
1 cúp vàng Vì Sự Phát Triển của Cộng Đồng.(Năm 2010)
- 01 Bằng khen của Hội Đồng Nhân Dân TP Hà Nội
- 04 Bằng khen của Chủ tịch UB Nhân Dân TP Hà Nội và Bằng khen của UB MT Tổ Quốc TP Hà Nội.
- 01 huy chương Vì Hòa Bình Hữu Nghị giữa các Dân Tộc của Đoàn Chủ Tịch Liên Hiệp các tổ chức Hữu Nghị Việt Nam tặng.

Trong quá trình công tác, chúng tôi luôn hoàn thành nhiệm vụ với trách nhiệm của một tu sĩ Phật Giáo, hoạt động theo phương châm của Giáo Hội “Đạo pháp dân tộc, Chủ nghĩa xã hội”.

Theo Đại Đức Giảng sư
– Trưởng Ban hoằng pháp TW;
HT. Thích Gia Quang – Phó tổng thư ký HĐTS GHPGVN
cùng Tăng Ni BTS Tỉnh hội Phật giáo Hưng Yên và đông đảo tín đồ Phật tử.

Tới dự có Trung tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ công an
cùng các vị lãnh đạo đại diện các cơ quan ban ngành Trung ương và địa phương cùng về tham dự.

Sau nghi lễ niệm hồng danh đức Bản sư, ĐĐ. Thích Thanh Quang tuyên bố lý do giới thiệu thành phần tham dự.

Tại buổi lễ ông Lê Minh Đức – thay mặt UBND xã Nghĩa Trụ đọc diễn văn khai mạc:

Được biết chùa Xuân Cầu có lịch sử từ lâu đời, năm 1954 đã bị chiến tranh phá hủy, nhân dân không còn nơi thờ cúng, từ năm 2010 chùa xây dựng lại ngôi Tam bảo, nhà Tổ, nhà mẫu khang trang, tôn nghiêm.


Tổng kinh phí xây dựng chùa hơn 8 tỷ đồng. Chùa được hoàn thiện trong 3 năm, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng dân dân tại địa phương.

Làng Xuân Cầu là quê hương của các nhà cách mạng, Tô Hiệu, Tô Chấn, Lê Văn Lương, Lê Giản (Tô Dĩ)… quê hương của nhà văn Nguyễn Công Hoan, họa sỹ nổi tiếng Tô Ngọc Vân…. Phát huy truyền thống yêu nước, nhân dân làng Xuân Cầu luôn đoàn kết hòa hợp, chấp hành tốt luật pháp, thực hiện nếp sống văn hóa mới.

Tại buổi lễ, Sư cô Thích Đàm Lương – Trụ trì chùa Xuân Cầu phát biểu bày tỏ sự tri ân đối với các cơ quan đoàn thể, các cấp lãnh đạo, nhà hảo tâm và các quý vị Phật tử đã phát tâm công đức xây dựng chùa cảnh được khang trang để trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng cho nhân dân địa phương. Cũng trong dịp này Sư cô đã vinh dự đón nhận những lẵng hoa và phẩm vật của chư tôn đức Giáo phẩm cùng các vị lãnh đạo đại diện các cơ quan ban ngành trao tặng.

Cuối buổi lễ HT. Thích Thiện Nhơn
Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

HT.TS Thích Thiện Nhơn hiện là Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Trong các nhiệm kỳ trước, Hòa thượng từng đảm nhiệm các chức vụ:
Phó ban Trị sự - Chánh Thư ký Thành hội Phật giáo TP.HCM,
Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Phật học,
Phó ban Hoằng pháp TƯ và nhiều chức vụ quan trọng khác.

Hòa thượng là tác giả của vài chục tác phẩm Phật học có giá trị, vừa là nhà giáo dục - hoằng pháp vừa là nhà hành chính Phật giáo.

Theo Đạo Phật Ngày Nay
ban đạo từ, chúc mừng ngày khánh thành chùa Xuân Cầu, Hòa thượng đã động viên phật tử và nhân dân địa phương thực hiện tốt phương châm Đạo pháp – Dân tộc góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.


 ❧ ❀ ❧ 

Lệ làng - HOA CẦU XÃ HƯƠNG LỆ - 花球社 鄉例

Sunday, April 15, 2012

Tục ngữ: "Phép Vua Thua Lệ Làng"
Thông thường, lí do lập hương ước bao giờ cũng có đoạn “Nước có luật, làng có lệ”, cụ thể trong hương ước xã Xuân Cầu (Hưng Yên) có quy định:
“Một làng cũng như một nước, cần phải có thể lệ chung để mọi người tuân theo thời mới có trật tự, mới yên ổn, dân làng mới trở nên thịnh vượng được. Làng ta đây tuy trước vẫn có khoán lệ, nhưng so với cái trình độ tiến hóa của dân ngày nay thì có nhiều điều khuyết điểm, bởi vậy nay dân làng cùng hội họp tại đình cùng bàn bạc mà sửa đổi lại, châm chước các lệ bất tiện thủa trước mà lập ra tập khoán lệ này”[4].

Sách tục lệ trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm

1388.
HOA CẦU XÃ HƯƠNG LỆ
花球社 鄉例

Soạn năm Lê Cảnh Hưng 36 (1775).
1 bản viết, 60 trang, 30x20.

A. 724.
  1. Quy ước về từ chỉ tiên hiền và hội tư văn của. Hoa Cầu, h. Văn Giang. 8 bài văn tế thần, tế tiên hiền.
  2. Quy ước của th. Tam Kì, x. Hoa Cầu về các việc quan, hôn nhân, tang lễ, tế tự, khao vọng, ăn uống...

Xem:

  1. Bản Hán Nôm - Flipbook
  2. Bản Hán Nôm - photocopy



Sưu tầm và giới thiệu: Nguyễn Hoàng Uyên

Hà Nội, tháng 4 năm 2012.

Cảm nhận một chuyến đi

Thursday, April 12, 2012
_ Trần Thị Bích HằngThs, Phó Hiệu trưởng Trường. _

Vào những ngày đầu xuân Nhâm Thìn, trong không khí vui xuân của những đoàn xe đi trẩy hội, đi du xuân, xe của đoàn cán bộ Trường Chính trị Tô Hiệu cũng khởi hành trong sự rộn rã. Nhưng xe của chúng tôi không đi lễ chùa, trẩy hội mà về xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên để dự Lễ Kỷ niệm 100 năm năm sinh (1912 - 2012) người chiến sĩ cách mạng kiên trung, một tấm gương cộng sản kiên cường, một người luôn chăm lo đến công tác đào tạo cán bộ, đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân của mình cho cách mạng trong những thập niên đầu của thế kỷ XX - Liệt sĩ Tô Hiệu.

Vượt qua gần 100 km đường 5, xe vòng vào con đường nhỏ, đưa chúng tôi về với quê hương đồng chí. Ngay ở đầu thôn chúng tôi đã thấy nhân dân, trong trang phục chỉnh tề vẫy tay chào đón xe chúng tôi. Những lời hỏi thăm thân tình, ấm áp của bà con, những cái bắt tay rất chặt của các đồng chí công an làm nhiệm vụ dẫn đường, của cán bộ lãnh đạo địa phương, và đặc biệt là những cử chỉ nồng hậu, chân tình của thân nhân liệt sĩ Tô Hiệu, đã coi chúng tôi như những người thân, những người con của quê hương trở về, thắp nén tâm nhang cho người anh liệt sĩ của mình. Đoàn chúng tôi ai cũng nghẹn ngào, xúc động ! Có những giọt nước mắt đã rơi!

Trong khói hương trầm nghi ngút, linh thiêng, sau phần lễ dâng hương, chúng tôi được nghe đồng chí Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Hưng Yên, đồng chí Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương giới thiệu tóm tắt thân thế, sự nghiệp và những cống hiến lớn lao của đồng chí Tô Hiệu đối với sự nghiệp cách mạng trong những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, một giai đoạn cách mạng đầy chông gai thử thách, thử thách lòng kiên trung của mỗi con người trước vận mệnh của đất nước.

Điều đặc biệt và cũng là điều làm cho chúng tôi vô cùng xúc động là được nghe bác Nguyến Văn Trân, nguyên Bí thư Trung ương đảng, nguyên bí thư chi bộ nhà tù Sơn la, người đồng chí, người bạn tù của đồng chí Tô Hiệu kể chuyện về cuộc sống của những người tù chính trị tại nhà tù Sơn La. Bác Trân nay đã 97 tuổi, ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng trí tuệ vẫn minh mẫn, giọng nói ấm, trầm, đầy truyền cảm. Sau ít phút nghẹn ngào ban đầu, càng nói, càng kể lại những câu chuyện về đồng chí Tô Hiệu giọng bác càng hào sảng, khúc triết, rõ ràng. Dường như ý chí của người chiến sĩ cách mạng năm xưa đang truyền thêm sức mạnh cho bác. Tuần tự từng việc làm một, từng ký ức lại dội về, bác đã đưa mọi người trở về quá khứ, trở về cuộc sống nhà tù, mà ở đó có một người, tuổi đời còn rất trẻ, bị tra tấn dã man, đói rét, bệnh tật hành hạ không hề nản chí, sờn lòng, đã trở thành tấm gương hoạt động tiêu biểu của những chiến sĩ cộng sản kiên trung, sống chết vì lý tưởng cách mạng - liệt sĩ Tô Hiệu.

Nói về đồng chí Tô Hiệu, một người cộng sản kiên trung, người mà cả cuộc đời đã dâng hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc thì không bao giờ hết. Tấm gương chiến đấu cho lý tưởng cách mạng của đồng chí Tô Hiệu đã được nhiều sách báo đề cập đến. Song tại buổi lễ trang trọng và ấm tình đồng chí này, qu lời kể của Bác Nguyễn Văn Trân kể về đồng chí Tô Hiệu, chúng tôi càng cảm nhận sâu sắc hơn về một đồng chí Tô Hiệu với những đóng góp cho phong trào cách mạng, cho công tác xây dựng Đảng và những hoạt động lãnh đạo của đồng chí trong thời gian bị giam cầm ở nhà tù Sơn La. Những lời kể đầy xúc động của bác Trân như tạc nên chân dung một con người, một con người không chỉ kiên trung với lý tưởng, toàn tâm toàn ý phụng sự sự nghiệp cách mạng của Đảng mà Tô Hiệu còn là nhà lãnh đạo cách mạng đầy sáng tạo, người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ đầu của cách mạng.

Sau khủng bố của thực dân Pháp những năm 1930 – 1931, các cơ sở đảng nhiều nơi không còn giữ được, phong trào quần chúng bị đổ vỡ hết. Rồi đến thời kỳ 1936- 1939, khi ở Côn Đảo về, mặc dù sức khỏe còn rất yếu, song Tô Hiệu cùng với một số đồng chí khác bắt tay ngay vào xây dựng lại Xứ ủy Bắc Kỳ. Các đồng chí Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Linh, Tô Noong (người Cao Bằng), Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt đã cùng nhau tập hợp lại để củng cố, xây dựng lại Xứ Ủy Bắc Kỳ và từ Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức lại tỉnh ủy các nơi. Trong hoạt động này, đồng chí Tô Hiệu là nòng cốt, là người năng động, có nhiều đóng góp lớn. Từ những bài học về công tác xây dựng Đảng mà đồng chí được dạy trong nhà tù Côn Đảo, Tô Hiệu đã nhận thức sâu sắc về vai trò của cán bộ. Vì thế trong khi sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức quần chúng, cũng là lúc Tô Hiệu tiến hành đào tạo cán bộ (Bác Trân kể, tôi cũng là 1 trong những cán bộ được đồng chí Tô Hiệu đào tạo trong phong trào Mặt trận Bình dân).

Theo đồng chí Tô Hiệu, muốn xây dựng Đảng thì trước hết phải có cán bộ. Cán bộ tốt không phải tự nhiên mà có, mà phải được đào tạo, bồi dưỡng. Cho nên đồng chí Tô Hiệu đã tìm mọi cách để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng (gồm những người hăng hái, những thanh niên, những công nhân, nông dân, trí thức … nếu họ có cùng chí hướng) đều được theo học. Nếu không đào tạo (hiểu theo nghĩa giác ngộ con đường đấu tranh cách mạng) thì các hoạt động của họ chỉ mang tính tự phát, và vì vậy, phong trào khó mà có thể phát triển được.

Để phong trào cách mạng mạnh, cần phải có sự tham gia của đông đảo người dân, vì thế, đối tượng đi học, theo Tô Hiệu không phân biệt họ là ai, thuộc thành phần nào, dân tộc nào mà bao gồm tất cả những người có cùng chí hướng. Với nhận thức như vậy, nên sau khi bị quân Pháp bắt lại, và giam ở nhà tù Sơn La, Tô Hiệu cùng với một số đồng chí khác đã biến nhà tù thành trường học cộng sản, thành nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Vào nhà tù Sơn La, việc đầu tiên, theo đồng chí Tô Hiệu là phải có chủ trương đối phó với bọn cai ngục (đặc biệt là đối đầu với tên công xứ mật thám người Pháp Dăng cut-xô khét tiếng, được thực dân Pháp đưa lên để khủng bố người dân ở đây). Để đối phó với bọn tay sai phản động, bọn cai ngục, Tô Hiệu đã có nhiều chủ trương sáng tạo, tùy tình hình để có lúc cương quyết lúc lại mềm mỏng, đạt hiệu quả cho mỗi cuộc đấu tranh.

Vào nhà tù trong số gần 300 tù nhân, với nhiều thành phần khác nhau: Cộng sản có; Quốc dân đảng có; một số anh em Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội; một số anh em hoạt động từ trước, chưa mãn hạn tù, vẫn trong thời gian ở trại tập trung; một số thành phần thân Nhật và đặc biệt có cả Phạm Công Tắc - Giáo chủ Cao Đài.

Vì vậy quan hệ giữa những người tù phức tạp lắm, làm sao để đoàn kết họ lại, để cùng tranh đấu chống đế quốc? Trong khi đó, cũng tại nhà tù Sơn La, bài học những năm 30- 35 của những người tù cho thấy, trong tù vừa có Cộng sản, vừa có Quốc dân đảng, nhưng vì luôn mâu thuẫn, đấu tranh không thống nhất được với nhau, cho nên tình hình đời sống của anh em trong tù hết sức khó khăn, và việc chống lại chế độ cầm quyền không thành công. Kết quả là trong số hơn 150 tù chính trị thì có tới 50 người bị chết do không đoàn kết, nên không bảo vệ được nhau. Nhưng sau này, từ năm 40- 45, trong số hơn 250 tù nhân chỉ chết có 7 người, vì dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà tù, trong đó đồng chí Tô Hiệu là linh hồn, đã có nhiều chủ trương đoàn kết họ lại để cùng:

Một là đấu tranh đòi lại quyền lợi cho tù nhân: đòi bỏ chế độ nhà thầu cung cấp thức ăn để buộc họ phải giao lại nhà bếp cho chính những người tù tự làm, đảm bảo chế độ ăn, vì thực tế cho thấy chế độ nhà thầu thức ăn đã tạo điều kiện để cai tù bớt xén khẩu phần, cho tù nhân ăn không đủ chất dinh dưỡng tối thiểu, điều đó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của anh em.

Hai là đấu tranh đòi hưởng chế độ thông tin, đòi được đặt mua, cung cấp sách, báo ... để cải thiện đời sống tinh thần

Ba là đấu tranh đòi được cải thiện đời sống bằng chính công lao động của người tù: đòi được tự tăng gia trồng rau, nuôi lợn…và chính nhờ hoạt động lao động ngoài trời mà những người tù được giao lưu với nhau, và thông qua đó nâng cao được sức khỏe, giảm được bệnh tật, có điều kiện để thông tin với nhau về các chủ trương của chi bộ, thông tin về tình hình bên ngoài do một số anh em được cung cấp.

Một điều đặc biệt (theo bác Trân kể) là Tô Hiệu nói, chúng ta ở tù nhưng phải nghĩ đến sau này khi mãn hạn tù được trở về phải tiếp tục hoạt động, vì vậy, ngay từ bây giờ, trong điều kiện nhà tù, phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Với suy nghĩ đó, đồng chí Tô Hiệu đã tổ chức các lớp học chính trị, học văn hóa (người biết chữ dạy người không biết chữ, người biết nhiều dạy người biết ít; không chỉ dạy tiếng Việt mà còn dạy tiếng Pháp, tiếng Trung..), khác với nhà tù khác, ở đây còn dạy, còn huấn luyện quân sự. Một điều nghe như xa vời nhưng đó lại là hiện thực, điều không thể lại trở thành có thể. Bác Trân kể lại, trong những lần đi lao động khổ sai, 4 tù nhân có 1 lính dõng đi coi tù, anh em đã thuyết phục người lính dõng cho mượn súng để tập luyện quân sự, cứ thế, các đợt lao động khổ sai trở thành lớp huấn luyện quân sự. Phải chăng tấm gương kiên trung của những người tù cộng sản đã cảm hóa được người lính dõng, phải chăng trong dòng máu của những con người có thể do hoàn cảnh đã buộc họ phải đứng bên kia chiến tuyến vẫn còn le lói dòng máu Lạc Hồng, nên khi được tiếp xúc với những người tù cộng sản, cảm phục trước sự chịu đựng vô song, một nghị lực sống phi thường, họ đã không ngần ngại trao súng, bất chấp sự trừng phạt đang chờ đợi họ, nếu việc làm trên bị phát hiện. Cứ như vậy, tối đến, đêm về, các trại tù đã trở thành nơi học tập, trại này học văn hóa, trại kia học chính trị, trại kia ôn tập lại những điều mới tiếp thu được từ khâu tháo lắp súng, các yếu lĩnh bắn súng…vv. Trong các lớp học thì lớp học chính trị thu hút đông đảo người tham gia nhất. Một số anh em tù nhân có điều kiện nhận được các tài liệu bí mật từ bên ngoài gửi vào, đã biên tập thành tài liệu tuyên truyền của Việt Minh, số ít anh em đã viết được tài liệu gửi ra bên ngoài để tuyên truyền giác ngộ quần chúng. Các lớp Nông vận, Công vận, Binh vận , Thanh vận và công tác hoạt động bí mật... cũng được triển khai. Dẫu sao, trong chốn tù đầy, những người Cộng sản, mà đặc biệt là Tô Hiệu, đã tranh thủ mọi thời cơ, mọi điều kiện, để biến nhà tù thành trường học, học ngay những điều mà kẻ thù không thể ngờ được. Chính từ những nội dung đào tạo, bồi dưỡng đó mà các anh em sau này khi được thả tự do, với những kiến thức tiếp thu được trong tù đã vươn lên, chủ động sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, và trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc, giữ những cương vị quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Chính những chủ trương, những hoạt động lao động, học tập trong nhà tù, những phong trào đấu tranh đòi quyền lợi, những người tù đã quên đi sự khác biệt về thành phần, trình độ văn hóa, nhận thức... trở thành một khối thống nhất dưới sự lãnh đạo của chi bộ đảng, mà Tô Hiệu là linh hồn, cùng chung một chí hướng chống lại đế quốc xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Sau hơn hai tiếng đồng hồ, mọi người hình như không ai chú ý đến thời gian, vẫn chăm chú nghe từng lời bác Trân kể để được ôn, được nhớ lại cuộc đời hoạt động của người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Mặc dù trời vẫn còn lạnh nhưng chúng tôi ai cũng thấy ấm lòng, bởi những cảm xúc của bác khi kể về người bạn tù, người anh, người đồng chí đã truyền thêm sức mạnh cộng sản, truyền nghị lực sống cho mỗi chúng tôi. Quên đi tuổi tác, quên đi thời gian, bác như thầm nhủ, chúng ta, những người Cộng sản ngày nay hãy sống cho Tô Hiệu, học và làm theo tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên cường.

Chia tay với buổi Lễ kỷ niệm trở về, đoàn cán bộ Trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng không chỉ mang trong lòng những tình cảm thân thương của bà con và lãnh đạo xã Nghĩa Trụ, sự chân tình nồng hậu của dòng tộc họ Tô, mà quan trọng hơn cả là mọi người ai cũng mang trong lòng những trăn trở của bản thân: Trong hoàn cảnh tù đầy, ốm đau bệnh tật, bị sự kiểm soát gắt gao của kẻ thù, thiếu thốn trăm bề…mà những người cộng sản đã luôn vượt lên, sáng tạo, khôn khéo trong cách làm, luôn chăm lo đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho cách mạng…hoàn thành nhiệm vụ cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn nhất.

Thiết nghĩ, với nhà trường mà nhiệm vụ, trọng trách chính được giao là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho thành phố và hơn nữa là Trường lại được vinh dự mang tên đồng chí Tô Hiệu, vậy học tập Tô Hiệu không chỉ ở tấm gương chiến đấu kiên trung của người Cộng sản mà là học tập sự sáng tạo, học tập tinh thần vượt khó vươn lên. Mỗi cán bộ, giảng viên cần sáng tạo trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và đồng thời cũng luôn tự trau dồi, bồi dưỡng, cập nhật những kiến thức mới, đặng góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố tin tưởng giao cho trường./.

Nội san Số 1/2012


Ths, Phó Hiệu trưởng Trường