Tô Ngọc Vân - Bậc thầy nghệ thuật tranh sơn dầu

Friday, June 3, 2011
_ Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+) _

Bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân. (Nguồn: Internet)Bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu nữ bên hoa huệ” của danh họa Tô Ngọc Vân. (Nguồn: Internet)


Danh họa Tô Ngọc Vân là một trong “tứ kiệt” của hội họa hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam: nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn).

Tô Ngọc Vân vừa là người mở đường, vừa là người đặt nền móng đầu tiên và góp nhiều công xây dựng tiền đồ vẻ vang của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20.

Ông là một nghệ sỹ có nhiều tác phẩm nổi tiếng, một nhà giáo đã có công tổ chức, lãnh đạo Trường Mỹ thuật và giảng dạy cho nhiều thế hệ họa sỹ.

Ông là người chiến sỹ xuất sắc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, là tấm gương sáng của các thế hệ nghệ sỹ tạo hình Việt Nam.

Nền mỹ thuật Việt Nam tự hào có một Tô Ngọc Vân. Ông vinh dự được Bác Hồ và Nhà nước tặng bức trướng với dòng chữ vàng “Một tài năng lớn - Một nhà trí thức yêu nước chân chính.”


Một tài năng mỹ thuật lớn

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906, ở làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên, lớn lên tại phố Hàng Quạt (Hà Nội). Cha ông thuộc giai cấp tiểu tư sản thành thị, mẹ ông thuộc dòng nho nghèo ở nông thôn.

Từ năm lên 6 tuổi, do gia đình nghèo, ông phải ở với bà nội và một người cô. Có năng khiếu hội hoạ từ nhỏ, học hết năm thứ ba trường Bưởi (cấp trung học), ông quyết tâm bỏ trường Bưởi để ra ngoài tập vẽ thêm.

Say mê với nghệ thuật, ông thi đỗ vào khóa 2 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Khoa Sơn dầu), và là một trong số ít tài năng được chú ý khi mới nhập môn. Năm 1931, ông thi tốt nghiệp và đỗ thủ khoa của Trường.

Về kỹ thuật vẽ sơn dầu, ông đã đạt đến trình độ bậc thầy. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã có 3 tác phẩm sơn dầu được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật đầu tiên ở Sài Gòn tháng 12/1930 và được nhiều người hâm mộ về phong cách diễn tả như: “Ánh mặt trời”, “Bụi chuối ngoài nắng” và “Trời dịu”.

Nhiều tác phẩm sơn dầu của ông đến nay vẫn được đánh giá là những kiệt tác của nền mỹ thuật Việt Nam.

Khi cảm thụ tranh của ông, người ta dễ dàng nhận ra âm hưởng của Gauguin (Pháp) trong bức “Lễ vật”, cũng như phảng phất ảnh hưởng của bích họa Ajanta (Ấn Độ) trên bức lụa “Quà cưới” (1932) hay của hội hoạ Nhật Bản ở bức lụa “Hai em bé mục đồng”...

Qua những thể nghiệm đầu tay, những tác phẩm của ông đã sớm lộ ra tính cách của một họa sĩ duy sắc: ưa thích thể chất đẹp, say sưa với ánh sáng, với những phản quang phong phú của màu sắc nồng nàn...

Những nét riêng được trau dồi đã trở thành định hình cơ bản trong phong cách Tô Ngọc Vân vào những năm sau này.

Năm 1931 và 1932, ông gửi tranh tham gia Triển lãm Mỹ thuật tại Paris, Pháp, và được tặng Huy chương Vàng với bức tranh sơn dầu “Bức thư”. Cũng năm 1932, ông được cấp Bằng danh dự Phòng triển lãm họa sĩ Pháp và được bầu là hội viên Hội họa sĩ Pháp.

Từ năm 1935 đến 1939, ông được cử đi dạy họa ở trường Sisowath ở Phnom Penh, Campuchia. Tại đây, ông đã sáng tác nhiều bức tranh với những đặc trưng của con người, phong cảnh của đất nước Chùa Tháp.

Từ năm 1930 đến 1945, ông là giáo sư hội họa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nhiều học sinh của ông sau này đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước.

Vừa giảng dạy, ông vừa sáng tác mà nhiều bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu nữ bên hoa huệ”“Thiếu nữ bên hoa huệ”
(sơn dầu-1944)
“Thiếu nữ bên hoa huệ” (sơn dầu-1944)
(sơn dầu-1943), “Buổi trưa”“Buổi trưa”
(sơn dầu-1943)
“Buổi trưa” (sơn dầu-1943)
(sơn dầu-1943), “Thiếu nữ bên hoa sen”“Thiếu nữ bên hoa sen”
(sơn dầu-1944)
“Thiếu nữ bên hoa sen” (sơn dầu-1944)
(sơn dầu-1944).

Có thể nói, giai đoạn từ 1940 đến 1944 là giai đoạn ông sáng tác nhiều tranh về thiếu nữ (ngoài những tranh trên còn có “Thiếu nữ nằm bên hoa sen”, “Thiếu nữ ngồi”, “Thiếu nữ tựa kỷ”).

Tô Ngọc Vân còn là một trong những hoạ sĩ đã viết nhiều bài báo có những nhận định sắc bén về mỹ thuật có giá trị nhằm phổ cập, quảng bá, hướng dẫn và phê bình về mỹ thuật.

Những bài trong giai đoạn này ông viết với bút danh Ái Mỹ hoặc Tô Tử: “Cái đẹp trong hội họa” (1936), “Nguyễn Gia Trí và sơn ta” (1930), “Phòng triển lãm 1940”, “Phê bình nghệ thuật vẽ sơn của hoạ sỹ Nhật” (1941), Cái Đẹp trong tranh (1942), “Những bức vẽ bằng sơn ta của Nguyễn Gia Trí” (1944).


Nghệ sỹ - chiến sỹ trọn đời vì cách mạng

Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân không chỉ có tài năng mà còn là một nhân cách nghệ thuật lớn. Với tình yêu cái đẹp, mê say màu sắc và giá trị thẩm mỹ dân tộc, ông đã đến với nghệ thuật cách mạng như một lẽ sống để ông thực hiện ước mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam.

Cách mạng chuyển mình, Tô Ngọc Vân cũng chuyển biến tư tưởng, nhìn thấy con đường đi đúng đắn nhất cho một hoạ sỹ.

Về quá trình lột xác và hóa thân này, Tô Ngọc Vân đã viết:
“Sự chuyển hướng nghệ thuật, chúng tôi thấy còn khó khăn, nặng nề như trái núi. Việc không dễ dàng như người ta tưởng, như giở một bàn tay úp thành ngửa hay thay cái nhãn hiệu này thành cái nhãn hiệu kia”.

Sau đó vài năm, ông đã trở thành một Nghệ sỹ Cách mạng, một Nghệ sỹ Nhân dân, đúng theo nghĩa của nó.

Năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam trên cơ sở trường bị tàn phá nặng nề. Khoá học đầu tiên được khai giảng ngày 15/11/1945.

Đầu năm 1946, ông được giới thiệu vào Bắc Bộ phủ vẽ tranh và nặn tượng Bác Hồ. Ông đã sáng tác bức tranh sơn dầu “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ” và đây là bức tranh chân dung sơn dầu đẹp nhất của ông sáng tác về Bác.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông cùng nhiều văn nghệ sỹ lên chiến khu Việt Bắc, công tác tại Đội tuyên truyền xung phong, rồi Đội kịch Tháng Tám.

Năm 1948, ông được cử làm trưởng đoàn Văn hoá kháng chiến Việt Bắc. Cuối năm 1949, ông làm Giám đốc xưởng hoạ sơn mài Việt Nam, đồng thời là biên tập viên đầu tiên và là một trong những người sáng lập báo Văn Nghệ.

Năm 1950, ông được cử làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương sau này chuyển thành Trường Mỹ thuật Việt Nam.

25 sinh viên “khoá mỹ thuật kháng chiến” được sự giảng dạy trực tiếp của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ tài danh khác đã trở thành những hoạ sỹ tên tuổi của nền mỹ thuật đương đại Việt Nam như: Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Kim Đồng, Phan Kế An, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Lê Thanh Đắc, Mai Văn Hiến, Mai Văn Nam, Quang Phòng, Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Đào Đức... Đào tạo lớp anh chị em họa sĩ kế cận là một đóng góp lớn lao của ông.

Những năm tháng sống trong lòng dân, cùng vui buồn với những con người chất phác, những chiến sĩ, những người lao động cần mẫn đã đưa lại cho ông cảm hứng sáng tác đề tài mới: “Hà Nội vùng lên”“Hà Nội vùng lên”
(sơn dầu-1944)
“Hà Nội vùng lên” (sơn dầu-1944)
(1948), “Giặc đến giặc đi” (1949), “Nữ y tá” (1949).

Các tác phẩm trong giai đoạn này đã báo hiệu sự chuyển biến bước đầu của ông, đề tài và đối tượng như: tiết tấu năng động, rộn ràng, chiều hướng đi vào khắc họa tính cách nhân vật...

Trong thời gian này, ông làm nhiều việc, khi thì hoá trang trình bày cho một vở sân khấu, khi thì in truyền đơn và ông tranh thủ thời gian ký hoạ cuộc sống con người, cảnh vật của núi rừng Việt Bắc dưới nhiều chất liệu như sơn mài, sơn dầu, màu nước, chì.

Tháng 4/1954, vào lúc chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt nhất, Tô Ngọc Vân đã lên đường ra mặt trận. Ông đã trực tiếp tham gia và ghi lại không khí ác liệt của chiến trường cũng như sinh hoạt thường nhật của bộ đội ta ở Điện Biên qua các tác phẩm như: “Giáo viên dân tộc Thái”, “Cho ngựa ăn”, “Qua đèo”, “Qua suối”, “Trú quân”

Ngày 17/6/1954, ông hy sinh tại Ba Khe, bên kia đèo Lũng Lô lịch sử trong lúc nghệ thuật của ông đang lớn lên mạnh mẽ. Chiếc cặp vẽ mà ông mang theo mình đi chiến dịch có nhiều ký hoạ dọc đường như: “Trú quân”, “Hành quân qua suối”, “Lên đèo”, “Qua đèo Lũng Lô”, “Chuẩn bị lên đường”.

Bức ký họa chì “Đèo Lũng Lô” là bức tranh cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông.

Với những đóng góp to lớn của ông cho nền mỹ thuật cách mạng hiện đại Việt Nam, toàn bộ tác phẩm của ông được nhà nước trưng thu và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Năm 1985, một đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Tô Ngọc Vân; năm 1995, một đường phố của Hà Nội mang tên Tô Ngọc Vân.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 năm 1996) về văn học nghệ thuật./.


Ngô Trọng Bình (TTXVN/Vietnam+)
28/01/2012


 ❧ ❀ ❧ 

Nguồn "VietnamPlus"

0 nhận xét:

Post a Comment